Cùng nhau nắm tay đến ngày cưới là mơ ước của mọi cặp đôi khi yêu nhau. Thế nhưng, vì nhiều lý do mà các cuộc tình đôi khi phải dừng lại và đường ai nấy đi. Để giữ lại những kỷ niệm đẹp cho đối phương và làm sao để cả hai chia tay trong yên bình là việc mà không phải cặp đôi nào cũng có thể làm được.
Làm cách nào để cả hai chia tay trong yên bình?
Chia tay trong yên bình chính là cách giải quyết của người thông minh. Không chỉ giữ lại cho nhau những ký ức đẹp trong tình yêu mà đây còn là cách giúp cho cả hai có thể tự tin đối diện nhau trong tương lai. Vậy làm thế nào để chia tay trong yên bình?
Đừng làm cho đối phương có cảm giác thất bại
Chia tay trong yên bình là cố gắng không để cho đối phương có cảm giác thất bại trong tình yêu. Tốt nhất, bạn nên cho họ hiểu rằng chia tay chính là điều tốt nhất giúp cả hai chứ không nên để cho họ cảm thấy thất bại sau khi kết thúc một mối tình. Thế nên bạn hãy nhẹ nhàng nói ra những suy nghĩ trong lòng để đối phương hiểu rằng cả hai khó lòng bước tiếp với nhau.
Đừng chia tay trong sự thách thức
Bạn nên hiểu rõ tâm trạng của đối phương khi bị chia tay. Đừng bao giờ đưa ra lời chia như một sự thách thức. Hãy để họ được bình tâm sau đổ vỡ. Việc thách thức kết thúc trong một mối quan hệ có thể khiến cho đối phương có những hành động bốc đồng, xốc nổi, dễ bị kích động và sẽ gây ra những điều không hay.
Không sử dụng các ngôn từ phê bình đối phương
Đừng bao giờ có những lời nói chê bai, phê bình người ấy trước khi chia tay. Điều này vô tình khiến cho đối phương có cảm giác tự ti, mặc cảm trong các mối quan hệ sau này. Hãy sử dụng các câu từ nhẹ nhàng, có tính xây dựng và chia sẻ kỹ càng về quyết định của mình.
Đừng nói lời chia tay khi đối phương đang khủng hoảng
Chia tay khi đối phương đang loay hoay với những khó khăn liên quan đến gia đình, tài chính, công việc… sẽ khiến cho họ thêm phần hoảng loạn và mất phương hướng. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn thời điểm nói lời chia tay khi cuộc sống của họ đang ở trạng thái cân bằng.
Đừng lấy lý do có người thứ ba chen chân vào cuộc tình
Việc chấm dứt một cuộc tình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên đừng bao giờ ngụy tạo về việc có người thứ ba chen chân vào mối quan hệ giữa hai người. Việc áp đặt một nguyên nhân không có thật sẽ khiến cho hai người khó nhìn nhau về sau này.
Cách giúp bạn chia tay trong yên bình, nhẹ nhàng và dứt khoát
Khi bạn chia tay đối phương một cách khéo léo và nhẹ nhàng sẽ giúp cho họ bớt đau lòng hơn và không cảm thấy buồn tủi một khi mối quan hệ kết thúc. Thậm chí biết cách chia tay trong yên bình bạn sẽ giữ lại được sự tôn trọng của đối phương dành cho mình và sau này hai người vẫn sẽ cảm thấy thoải mái khi vô tình gặp lại nhau.
Không đổ lỗi cho đối phương
Không ít cuộc chia tay sau khi kết thúc không thể nhìn mặt nhau được nữa. Phần lớn nguyên nhận của các cuộc chia tay này do cãi vả, đổ lỗi và dành những ngôn từ nặng nề, gây tổn thương cho nhau.
Lựa chọn cách chia tay nhẹ nhàng nhưng đủ dứt khoát có nghĩa bạn phải suy nghĩ cho cảm xúc của người còn lại, tôn trọng họ và đừng đổ lỗi đúng sai bởi vì kết cục chia tay cũng không thể thay đổi.
Không nói những lời sáo rỗng
Khá nhiều bạn có thói quen sử dụng các lời sáo rỗng khi chia tay. Thực tế, đây là những ngôn từ vô thưởng vô phạt và khiến cho đối phương có cảm giác đây chỉ là cái cớ để chia tay hoặc muốn trốn tránh cảm giác tội lỗi của bản thân gây ra.
Hãy thành thật với cảm xúc của mình, sử dụng ngôn từ đúng mực sẽ làm cho đối phương hiểu và dành sự tôn trọng cho bạn sau khi đường ai nấy đi.
Thẳng thắn với cảm xúc của bản thân
Chia tay trong yên bình, nhẹ nhàng không đồng nghĩa với việc bạn phải che giấu đi nỗi lòng của bản thân để người kia cảm thấy thoải mái. Điều cần nói phải nói, nhất là những cảm xúc trong lòng mình.
Cả hai hoàn toàn có thể có một kết thúc nhẹ nhàng khi suy nghĩ cho nhau, tôn trọng nhau. Tuy nhiên, thẳng thắn với cảm xúc của mình mới chính là cách quên đi một chuyện tình ít dằn vặt và đỡ mệt mỏi nhất.
Chia tay qua tin nhắn điện thoại
Chia tay qua điện thoại được xem là cách chia tay “hèn nhát” nhất nhưng nó vẫn có một số lợi ích nhất định, đặc biệt là khi cả hai chắc chắn không thể chung lối đi hoặc câu chia tay chỉ là hình thức “thủ tục”. Việc chia tay qua điện thoại sẽ khiến cả hai nhẹ nhàng hơn, dễ dàng nói được những điều bản thân giấu kín và tâm lý cũng bớt nặng nề.
Chuẩn bị tâm lý cho cả hai trước khi chia tay
Để tránh cuộc sống của đối phương bị thay đổi quá nhiều sau khi chia tay người yêu cũ, bạn nên có thời gian suy nghĩ về việc chia tay hoặc đưa ra một vài tín hiệu để đối phương sớm nhận ra vấn đề này. Một số câu nói trước khi chia tay mà bạn có thể sử dụng như sau:
- Thời gian gần đây, chuyện tình của mình xảy ra một vài mâu thuẫn và khiến tình cảm của cả hai dần bị phai mờ. Tốt nhất, chúng ta nên có một buổi nói chuyện trực tiếp vào tuần sau anh/em nhé!
- Có lẽ, chuyện tình của mình không thể có lối thoát. Anh/em nghĩ chúng mình nên có một buổi trò chuyện thẳng thắn về việc này.
- Sau một thời gian dài bên nhau, anh/em nghĩ chuyện tình của mình không còn gắn kết như trước đây. Vậy liệu mình có nên xa nhau một thời gian để cả hai hiểu rõ đối phương đang cần gì được không anh/em.
Tất nhiên, việc chuẩn bị tâm lý trước khi chia tay không có nghĩa là trì hoãn việc chia tay. Ít nhất, đối phương cũng có thời gian để bình tâm trước khi nghe quyết định cuối cùng. Và bạn cũng không nên chia tay quá dài dòng, hãy tập trung nguyên nhân chia tay để đối phương không còn cảm thấy bận tâm, khuất mắc.
Hy vọng với các chia sẻ chi tiết trong bài viết làm sao để chia tay trong yên bình này của Tạp chí Mẹ và Con, bạn đã không còn e ngại với vấn đề làm sao để chia tay trong yên bình. Mong rằng bạn có thể giải quyết mọi chuyện một cách nhẹ nhàng và cả hai vẫn còn dành sự tôn trọng cho nhau.