Mẹ và Con - Chứng hay quên ở người trẻ có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Do đó, các bạn trẻ nên điều chỉnh lối sống lành mạnh và có các giải pháp khắc phục ngay khi xuất hiện tình trạng hay quên.

Ngày nay, chứng hay quên không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà ngay cả những người trẻ cũng mắc phải chứng bệnh này. Bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc và học tập. Do đó, cần xác định chính xác nguyên nhân, các triệu chứng hay quên ở người trẻ để các phương pháp điều trị và khắc phục phù hợp. 

Những triệu chứng hay quên ở người trẻ

Dấu hiệu và triệu chứng hay quên ở người trẻ có thể biểu hiện từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo từng trường hợp. Thường gặp nhất là những triệu chứng như: 

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh hay quên có thể từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy từng trường hợp.

  • Người bệnh thường xuyên hỏi những câu giống nhau và bị lạc ở những nơi quen thuộc.
  • Người bệnh không thể ghi nhớ và làm theo các hướng dẫn, bị mất phương hướng về thời gian, con người và địa điểm.
  • Người bệnh ít quan tâm đến sự an toàn, vệ sinh và dinh dưỡng của bản thân.

Ngoài ra, tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà người mắc bệnh lý này có thể có những dấu hiện nhận biết khác kèm theo. Chẳng hạn như bệnh sa sút suy giảm trí nhớ, nhồi máu đa dạng thì các triệu chứng hay quên ở người trẻ sẽ xuất hiện nhiều hơn sau những cơn đột quỵ nhỏ. 

chứng hay quên ở người trẻ

 

Nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người trẻ

Nếu người già là do tuổi tác cũng như bệnh lý làm sa sút trí nhớ thì người trẻ có rất nhiều lý do tác động làm khởi phát chứng hay quên. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Làm việc căng thẳng

Căng thẳng, stress do áp lực trong công việc ảnh hưởng đến trí nhớ của người trẻ. Hầu hết những người trẻ thường có thói quen làm nhiều việc cùng lúc với hy vọng công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Thoạt đầu thì có vẻ thú vị và đầy thử thách những càng về sau có thể dẫn tới rối loạn tâm thần và căng thẳng.

Điều này được giải thích là do bộ não phải làm việc quá tải khiến họ bị choáng ngợp bởi cảm giác rối loạn, lạc lối. Theo đó, với một tâm trí lẫn lộn, trí nhớ kém và triệu chứng hay quên ở người trẻ là hệ quả dễ phát sinh.

Do các bệnh lý

Triệu chứng hay quên ở người trẻ có thể là do các bệnh lý như bệnh gan, thận mạn tính mà không biết hoặc bệnh phổi mạn tính gây thiếu oxy não. 

Bệnh ở não và chấn thương não

Những người bị viêm não và viêm màng não, sau đột quỵ và có các chấn thương não thường dễ bị mất trí nhớ tạm thời. Ngoài ra, một số trường hợp teo vỏ não do mắc bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não cũng gây ra tình trạng hay quên hoặc mất trí nhớ. 

Thiếu ngủ

Giấc ngủ giúp cơ thể và tâm trí có cơ hội tái tạo và sửa chữa những phần tế bào, mô đã hao mòn. Ngoài ra, quá trình sóng não được tạo ra khi ngủ cũng là lúc trí nhớ được lưu trữ. Tức là các sóng não sẽ chuyển phần ghi nhớ tới vỏ não trước trán để lưu trữ dài hạn.

Khi thiếu ngủ, bạn sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi và những thông tin cần lưu trữ không thể di chuyển vào phần trí nhớ dài hạn. Điều này về lâu dài sẽ khởi phát triệu chứng hay quên ở người trẻ. 

Nguyên nhân dẫn đến chứng hay quên ở người trẻ

Thiếu vitamin B1

Vitamin B1 (Thiamine) giữ vai trò hàng đầu trong các chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Theo các nhà nghiên cứu, một lượng lớn vitamin B1 nằm trong bộ não của chúng ta với chức năng duy trì việc sản xuất các dẫn truyền xung động thần kinh có tác động tới tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của mỗi người.

Người thiếu vitamin B1 dễ mắc phải hội chứng mất trí nhớ mang tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn kéo dài hoặc người nghiện rượu.

Ảnh hưởng của chứng hay quên ở người trẻ 

Nhiều nghiên cứu về thần kinh cho ra kết quả ở độ tuổi từ 20 đến 25, tế bào thần kinh sẽ bắt đầu thoái hóa. Cụ thể có tới 3000 tế bào não bị chết đi mỗi ngày mà sẽ không sản sinh thêm.

Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài gây tác động làm sự thoái hóa diễn ra nghiêm trọng hơn gây ra những triệu chứng hay quên ở người trẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động thường ngày của các bạn trẻ tuổi. 

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Theo các chuyên gia, nếu không khắc phục các triệu chứng hay quên ở người trẻ kịp thời thì bệnh tình sẽ chuyên sang giai đoạn sa sút trí tuệ trong vòng 3 năm sau đó.

Lúc này, não sẽ dần mất đi quyền điều khiển các cơ quan, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là không thể phục hồi được. Cụ thể như teo não, chết tế bào não, tổn thương chất trắng hoặc tổn thương mạch máu não, có thể dẫn đến đột quỵ.

Ảnh hưởng của chứng hay quên ở người trẻ 

Ảnh hưởng đến cuộc sống

Chứng hay quên ở người trẻ khiến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày trở nên bất tiện hơn. Chẳng hạn như quên khóa cửa, quên mang ví, quên mang tài liệu…Về lâu dài dẫn đến tâm trạng và hành vi của bệnh nhân thay đổi thất thường, dễ cáu gắt hơn trước làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh.

Ảnh hưởng đến học tập và công việc

Những bạn trẻ hầu như đều là những người còn đang đi học, đi làm nên việc xuất hiện các triệu chứng hay quên ở người trẻ cũng gây ra không ít phiền phức trong cuộc sống. Những ai mắc chứng hay quên sẽ luôn trong trạng thái thiếu tập trung, lơ đãng khi học tập, làm việc.

Khi trí nhớ bị suy giảm sẽ kéo theo nhận thức và tư duy giải quyết vấn đề bị sa sút theo. Do đó, người bệnh phản ứng với mọi thứ xung quanh rất chậm chạp, dẫn đến khả năng đáp ứng công việc hay bài học không còn được như trước. 

triệu chứng hay quên ở người trẻ

Những cách khắc phục các triệu chứng hay quên ở người trẻ

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng hay quên ở người trẻ để có cách khắc phục cụ thể. Hơn hết, xây dựng một chế độ sinh hoạt lành mạnh và điều trị dưới sự can thiệp của y tế là phương pháp thực tế đang được áp dụng. 

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Khi các triệu chứng hay quên ở người trẻ chưa quá mức ảnh hưởng tới cuộc sống, công việc cũng như sức khỏe thì bạn có thể bắt đầu điều chỉnh chế độ sinh hoạt của bản thân. Cụ thể như: 

  • Thường xuyên tập thể dục để tăng cường dinh dưỡng và oxy cung cấp cho não bộ, giúp thúc đẩy hệ hô hấp và tuần hoàn.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress.
  • Thiền hoặc tập yoga tại nhà để cải thiện tâm trạng và giúp máu lưu thông lên nuôi não bộ.
  • Sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho não bộ như: nấm, ngũ cốc, sữa (các thực phẩm giàu vitamin B), cá biển chứa nhiều omega-3 và axit béo, trứng gia cầm (chứa nhiều choline),…
  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều đường hay carbohydrate và các chất kích thích (thuốc lá, rượu bia,…).
  • Dành ra từ 15 – 30 phút mỗi ngày để chơi các trò chơi về rèn luyện trí nhớ.

cách khắc phục các triệu chứng hay quên

Điều trị dưới sự can thiệp của y tế 

Khi các triệu chứng hay quên ở người trẻ bắt đầu có những tác động tiêu cực lên tâm trạng, năng suất công việc và các hoạt động trong cuộc sống thì bạn nên đi khám bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp. 

Về điều trị, người ta thường dùng thuốc chống bệnh trầm cảm phối hợp với liều nhỏ thuốc bình thần. Thuốc chống trầm cảm hay được sử dụng là sertralin và paroxetin do chúng có hiệu quả điều trị tốt cả với trầm cảm và lo âu mà lại rất ít tác dụng phụ. Thuốc bình thần dùng kèm ở đây được khuyên là clonazepam hoặc bromazepam. Hai thuốc này đều có khả năng giảm lo âu rất nhanh ngay ở liều thấp, khó gây phụ thuộc thuốc và được bệnh nhân dung nạp tốt.

Ngoài ra, bện nhân có thể được kê đơn thuốc cải thiện tuần hoàn não như ginkgo biloba hoặc piracetam liều trung bình. Nhưng chúng rất ít tác dụng nếu chỉ dùng đơn độc. Các thuốc này chỉ có hiệu quả rõ ràng khi được kết hợp với thuốc chống trầm cảm..

Nếu gặp triệu chứng hay quên ở người trẻ và mất tập trung kéo dài có thể ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Do đó, các bạn trẻ nên điều chỉnh lối sống lành mạnh ngay từ bây giờ để tránh tình trạng hay quên, nặng hơn là suy giảm trí tuệ.

Bên cạnh đó, nếu thấy các triệu chứng hay quên ở người trẻ có chuyển biến tiêu cực, cần tới gặp bác sĩ để được khám lâm sàng và làm xét nghiệm cần thiết, từ đó có thể chẩn đoán chính xác và có hướng điều trị hiệu quả nhất. 

Bài viết liên quan