Theo WHO, khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Chính vì vậy việc mỗi ngày bạn hút thuốc lá thụ động đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng chúng ta lại thường không quan tâm.
Hút thuốc lá thụ động là gì?
Hút thuốc lá thụ động là hình thức hít phải khói thuốc từ môi trường không khí xung quanh mà không trực tiếp hút thuốc lá. Tuy nhiên vẫn bị nhiều nguy cơ liên quan đến hệ hô hấp và ung thư phổi.
Khói thuốc được xem là chất độc hại trong môi trường cư trú. Khi thực hiện hành động hút thuốc, người hút thuốc thường thở ra 2 luồng khói chính và phụ. 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80% còn lại (luồng phụ) sẽ hình thành khi kéo thuốc và tắt thuốc. Luồng khói thuốc phụ thường mang nhiều thành phần độc hại hơn và chứa nhiều chất gây ung thư hơn nhiều so với luồng chính.
Những thành phần gây hại trong khói thuốc lá
Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học trong đó có đến hàng trăm loại gây hại cho sức khỏe. Hơn 70 chất gây ung thư bao gồm chất gây nghiện và chất độc hại. Được chia thành các nhóm chính:
Nicotine (Ni-cô-tin)
Đây là chất không màu, chuyển thành màu nâu khi cháy và tạo thành mùi khi tiếp xúc với không khí. Nicotine có thể hấp thụ qua da, miệng, niêm mạc mũi hay hít trực tiếp vào phổi. Người hút thuốc lá trung bình đưa vào cơ thể 1 – 2mg nicotine với mỗi điếu thuốc. Hút thuốc lá đưa nicotine một cách nhanh chóng đến não và hệ thần kinh trung ương. Chúng sẽ gây ra nhiều tác động vào tâm thần kinh như tạo cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ…
Monoxit carbon (khí CO)
Khi CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá sẽ được hấp thu vào máu. Khí CO đi nhanh vào máu và chiếm chỗ của 02 (khí oxy) trong hồng cầu. Chính vì vậy khi hít phải khói thuốc ls một lượng hồng cầu trong máu sẽ tạm thời mất chức năng vận chuyển oxy vì đã gắn với CO. Đây là nguyên nhân gây nên các bệnh liên quan đến phổi như: Hen phế quản, giãn phế quản, viêm phế quản… Gây ra hậu quả là hàm lượng oxy không đủ để sử dụng.
Các phân tử nhỏ trong khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa nhiều chất kích thích dạng khí hay các hạt nhỏ. Các chất kích thích này gây sự thay đỏi của cấu trúc của niêm mạc phế quản từ đó sẽ dẫn đến tăng sinh các tuyến phế quản các tế bào tiết nhầy và làm mất các tế bào có lông chuyển. Các thay đổi này sẽ làm tăng tiếng nhày và giảm hiệu quả thanh lọc của thảm nhày – lông chuyển. Các chức năng này sẽ dần hồi phục nếu ngưng hút thuốc.
Các chất gây ung thư
Trong khói thuốc lá chứa khoảng 70 chất liên quan đến ung thư, các hóa chất này tác động lên tế bào bề mặt của đường hô hấp và gây nên tình trạng viêm mạn tính. Biến đổi các tế bào dẫn đến dị sản, loạn sản…
Địa điểm gia tăng nguy cơ hút thuốc lá thụ động
Nơi làm việc
Chắc hẳn môi trường công sở là một trong những địa điểm làm tăng nguy cơ hút thuốc lá thụ động nhất. Vì làm việc dưới một môi trường đông người, đặc biệt là địa điểm nam giới cao thì việc hút phải khói thuốc lá là điều không tránh khỏi. Kể cả nhiều công ty đã bố trí sẵn nơi hút thuốc tách biệt với môi trường làm việc, nhưng khói thuốc vẫn có thể “len lỏi” vào văn phòng hay bám trên áo quần và khiến bạn hít phải một cách thụ động.
Việc liên tục hít khói thuốc lá tại nơi làm việc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
Nơi công cộng
Mọi người có thể sẽ “bị” hít khói thuốc lá ở nơi công cộng ít nhất là vài lần như nhà hàng, trung tâm thương mại… đặc biệt là công viên. Để tránh khói thuốc ở nơi công cộng là điều rất khó, mặc dù đã có những quy định xử phạt khi hút thuốc lá tại nơi công cộng. Chính vì vậy, các bạn nên chủ động phòng tránh bằng nhiều phương pháp. Hiệu quả nhất là hạn chế di chuyển đến nơi công cộng nếu không thực sự cần thiết.
Ở nhà
Nếu gia đình bạn có thành viên nghiện hút thuốc lá thì rất khó để phòng tránh việc hút thuốc lá thụ động. Vì không khói thuốc có thể bám vào nhiều đồ vật trong gia đình, đặc biệt là các món đồ bằng vải. Trẻ nhỏ rất nhạy cảm với chất độc trong khói thuốc lá. Những đứa trẻ hít phải khói thuốc lá một cách thụ động thường dễ mắc bệnh hen suyễn, nhiễm độc phổi, tai. Nếu kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Hơn nữa hệ lụy của khói thuốc lá còn ảnh hưởng đến thói quen sinh hoạt. Ví dụ như khi trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến phổi bạn sẽ phải mắc nhiều thời gian chăm sóc trẻ hơn, trẻ sẽ phải nghỉ học để điều trị bệnh…
Cách phòng tránh khói thuốc lá
Nhiều người thường nghĩ rằng chỉ cần mở cửa sổ hoặc dùng quạt sẽ hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khói thuốc lá vào cơ thể. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ rằng, độc tố từ khói thuốc sẽ không hoàn toàn biến mất. Khói thuốc lá sẽ còn bám trên tóc, quần áo, thảm, rèm cửa, đồ nội thất… và tất nhiên các thành viên trong gia đình sẽ hít phải chất độc này mà không hề hay biết. Sau đây là một số phương pháp giúp giảm nguy cơ hút thuốc lá thụ động:
- Nếu bạn là đối tượng đang hút thuốc hãy bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ bản thân và người thân
- Không hút thuốc hay không được phép cho bất kỳ ai hút thuốc trong không gian nhà, xe hơi của bạn, nên hút thuốc ở ngoài
- Nên chọn nhà hàng có quy định cấm hút thuốc
- Yêu mọi người không hút thuốc gần con bạn
- Mang khẩu trang có chức năng lọc bụi, chất độc khi đến các nơi công cộng
- Vệ sinh cơ thể, tay chân… thay quần áo mới khi vừa đi bên ngoài về
Hút thuốc lá thụ động gây hại hơn gấp 3 – 4 lần so với hút thuốc lá chủ động. Chính vì vậy, hạn chế tối đa việc hít phải khói thuốc lá xung quanh bạn là phương pháp bảo vệ sức khỏe cần thực hiện ngay hôm nay.