Mẹ&Con - Tiết kiệm nhiều hơn, chi tiêu có kế hoạch là một trong những điều chúng ta học được sau mùa dịch này. Hôm nay Mẹ&Con sẽ mách các bạn 5 chân lý tiêu tiền khôn ngoan có thể áp dụng vào nhiều nghịch cảnh.

Nhìn vào quỹ dự phòng khẩn cấp

Nếu bạn đã có những quỹ dự phòng khẩn cấp, bạn nên đặt mục tiêu số tiền lớn hơn để có thể duy trì được những khoản sinh hoạt cơ bản trong vòng ít nhất từ 3 – 6 tháng nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp như bão, lũ, dịch bệnh,… Và hãy ghi nhớ rằng đây là khoản để dùng khẩn cấp, không phải để mua sắm linh tinh.

Bạn có thể tiết kiệm nhiều hoặc ít dựa vào thu nhập và điều kiện của bạn, kể cả khoản đó chỉ là 200.000 đồng mỗi tuần, thì đây cũng được xem là khoản đầu tư lâu dài.

Nắm được khoản nợ của mình và lên kết hoạch trả trong thời gian sớm nhất

Sau khi đọc xong bài viết này bạn hãy chuẩn bị một quyển sổ, ghi chép lại tất cả những khoản nợ bạn có, kế đến là kế hoạch trả nợ sớm nhất. Nếu bạn đang nợ thẻ tín dụng, vay có lãi thì cần nhanh chóng trả dứt điểm để tránh tình trạng “lãi mẹ đẻ lãi con”.

Trong thời gian trả hết những khoản nợ cũ, bạn không nên để bản thân mình dính thêm các khoản nợ mới. Hãy học cách chỉ dùng tiền mặt, tránh quẹt quá nhiều lần thẻ tín dụng để mắc thêm những khoản nợ không mong muốn.

3 chân lý tiêu tiền khôn ngoan chưa bao giờ lỗi thời trong nghịch cảnh 4

Nên rà soát lại những khoản nợ mình đang có để lên kế hoạch chi trả nhanh chóng

Đánh giá lại ngân sách của mình

Khi xảy ra đại dịch bạn cần đánh giá lại ngay những khoản tiết mà mình có, xem còn bao nhiêu trong số đó. Từ đó hãy tính toán lại xem với khoản này thì có thể chi được trong bao lâu cho tiền sinh hoạt. Sau khi có kết quả, bạn cần nhanh chóng “sắp xếp” lại ngay những thói quen chi tiêu của mình.

Nếu có những khoảng nào bất hợp lý thì hãy nhanh chóng hạn chết hay mạnh tay cắt ngay, vì tình trạng dịch bệnh, bão lũ luôn có những thay đổi thất thường….  chính vì thế bạn sẽ khó chắc chắn được khoản khẩn cấp của mình có thể bù được bao lâu cho tiền sinh hoạt.

Bài viết liên quan