Mẹ&Con – Khi đại dịch xảy ra chúng ta sẽ học được rất nhiều điều, trong đó là cách chi tiêu thông minh và tiết kiệm hơn.

5 phương pháp giúp bạn đối phó với cuộc khủng hoảng việc làm giữa đại dịch COVID-19

Những lối sống nhất định chúng ta phải thay đổi sau mùa đại dịch này: Sức khỏe không thể mua bằng tiền

Phương pháp “6 cái hũ” – JARS

Phương pháp “6 cái hũ” JARS là một trong những phương pháp quản lý tài chính nổi tiếng nhất. Phương pháp này được rất nhiều người áp dụng nhờ sự hiệu quả.

“6 cái hũ” là phương pháp được phát minh bởi T. Harv Eker, tác giả của cuốn sách bán chạy nhất “Bí mật tư duy triệu phú”.

Theo phương pháp này, chúng ta sẽ chia thu nhập của mình cho 6 cái hũ. Mỗi chiếc hũ sẽ tương ứng một tài khoản cá nhân theo mục đích sử dụng :

3 cách quản lí chi tiêu thông minh giữa mùa dịch 6

Tài khoản chi tiêu thiết yếu: 55%

Đây sẽ là tài khoản dành cho các nhu cầu thiết yếu của bạn như trả tiền điện, nước, ăn uống… Theo phương pháp này, 55% thu nhập là số tiền bạn nên dành cho các khoản chi tiêu cần thiết trong tháng. Nếu hiện tại, tài khoản chi tiêu thiết yếu của bạn đang chiếm trên 80% thu nhập, hãy tìm cách gia tăng thu nhập hoặc cắt giảm chi phí để được tự do tài chính.

Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai: 10%

Trong phương pháp “6 cái lọ”, 10% thu nhập của bạn sẽ tiết kiệm dành cho tương lai. Hãy nhớ rằng không được dùng đến tài khoản này trong một thời gian dài, cần đảm bảo đây là nguồn tiền nhàn rỗi, tránh vi phạm nguyên tắc.

Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai sẽ được dành cho những kế hoạch lâu dài của bạn như mua nhà, chuẩn bị sinh con…

Tài khoản giáo dục: 10%

Đầu tư vào giáo dục chính là con đường đầu tư có lãi nhất. Hãy dùng 10% thu nhập của mình cho những việc như mua sách, tham gia các khoá học, đào tạo để trau dồi kiến thức, hoàn thiện bản thân..

Tài khoản tự do tài chính: 10%

Đây không nhất thiết phải là tài khoản bạn dùng cho các khoản đầu tư như cổ phiếu bất động sản hay kinh doanh. Hãy nghĩ một cách đơn giản, tận dụng tài khoản này để sinh lời cho đồng tiền theo cách phù hợp nhất. Nếu số tiền dành cho đầu tư của bạn ít, bạn có thể lựa chọn hình thức gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

Tài khoản hưởng thụ: 10%

Tài khoản này là để bạn trân trọng, yêu quý bản thân hơn. Hãy sử dụng tiền trong tài khoản này để có những tận hưởng như đi du lịch đến những vùng đất mới, ăn thử những món chưa từng ăn.

Tài khoản từ thiện: 5%

Cho đi chính là hạnh phúc. Hãy dành ra 5% thu nhập của bạn để dành cho những hoạt động thể hiện sự quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh. Đó có thể là sự giúp đỡ những người thân trong gia đình, bạn bè hay làm từ thiện…

Quy tắc 50/20/30

Quản lý ngân sách không đơn thuần là thanh toán các hóa đơn sao cho đúng hạn mà là việc bạn xác định xem số tiền cần phải chi tiêu cho các khoản mục. Với quy tắc 50/20/30, bạn sẽ phân chia thu nhập của mình theo một tỷ lệ nhất định, từ đó lên được bản kế hoạch chi tiêu một cách khoa học, phù hợp với mục tiêu tiết kiệm của mình.

Theo đó, bạn sẽ chia thu nhập của của mình thành 3 danh mục chính với tỷ lệ phần trăm tương ứng là 50%, 20% và 30%.

3 cach quan ly chi tieu cuc huu ich, khien viec cat giam luong khong con la noi lo  - 4

50% thu nhập: Các chi tiêu thiết yếu

Theo phương pháp quản lý chi tiêu này, bạn hãy ra 50% thu nhập hàng tháng của mình cho những nhu cầu cần thiết cho cuộc sống. Chi phí thiết yếu là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra dù bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai như tiền ăn, tiền ở, tiền điện, nước…

20% thu nhập: Mục tiêu tài chính

20% thu nhập nên được dành cho các mục tiêu tài chính, chuẩn bị cho tương lai và chăm sóc bản thân mình. Trong phần tiền này, bạn hãy chia ra thành các khoản tiết kiệm cho tương lai, khoản dự phòng hay tiền trả nợ cho các khoản vay trước đó.

30% thu nhập: Chi tiêu linh hoạt

Khoản 30% thu nhập này sẽ dùng cho các khoản chi tiêu như mua sách, đi du lịch, giải trí… Đây chính là khoản bạn dành để thưởng cho bản thân mình sau những giờ lao động vất vả.

Việc phân bổ các khoản chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn tránh được tình trạng “cháy túi” cuối tháng. Lưu ý rằng, nếu các khoản chi tiêu thiết yếu của bạn lớn hơn 50%, hãy tìm cách cắt giảm chi phí hoặc tăng thêm nguồn thu.

Thủ thuật Kakeibo

Kakeibo trong tiếng Nhật có nghĩa là một cuốn số gia đình truyền thống. Kakeibo từng được coi là lối sống mới của người Nhật, giúp mọi người sử dụng hợp lý hơn những đồng tiền mình làm ra.

Không cần công nghệ hay tính toán phức tạp, điều quan trọng với Kakeibo là loại bỏ những khoản chi không cần thiết, tập trung vào thói quen và quyết định của mình. Phương pháp này được người Nhật tin là sẽ giúp bạn cắt giảm chi tiêu 35%.

3 cach quan ly chi tieu cuc huu ich, khien viec cat giam luong khong con la noi lo  - 5

Hiểu một cách đơn giản, Kakeibo là vào đầu mỗi tháng, bạn hãy ghi ra giấy những khoản chi phí cần thiết, số tiền muốn tiết kiệm được và cuối tháng tổng kết xem bản thân đã làm được gì. Hãy chuyển mọi sự tập trung vào những thứ bạn thực sự cần chi tiền.

Một chu trình Kakeibo dựa vào bốn câu hỏi rõ ràng:

  • Bạn có sẵn bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền?
  • Bạn đang tiêu bao nhiêu tiền?
  • Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?

Cụ thể:

Bước 1: Ghi lại tổng thu nhập của tháng và trừ đi các khoản tiền cố định như tiền thuê nhà, tiền gửi xe chung cư, phí dịch vụ hàng tháng… Bạn sẽ biết mình còn bao nhiêu tiền cho chi tiêu.

Bước 2: Xác định số tiền bạn muốn tiết kiệm trong tháng và cất riêng khoản này. Nhớ đừng động đến khoản tiền này.

Bước 3: Ghi ra các khoản phải chi theo 4 hạng mục:

Tiền sinh hoạt: thực phẩm, tiền xăng xe, thuốc men…

Tiền giải trí: xem phim, du lịch, sách truyện…

Tiền thụ hưởng: mua sắm, ăn hàng…

Tiền phát sinh: sinh nhật, ma chay hiếu hỷ, thăm đẻ…

Bước 4: Đặt ra mục tiêu của tháng như kế hoạch du lịch, kế hoạch sửa nhà…

Bước 5: Xây dựng cam kết trong tháng như hạn chế ăn ngoài hàng, giảm tiêu thụ thực phẩm đóng hộp…

Bước 6: Cuối mỗi tháng, hãy giở sổ và xem xét trận chiến giữa “con lợn tiết kiệm” và “con sói chi tiêu” của bạn. Bạn cần biết những gì mình mình đề ra và thực tế đạt được. Nếu khoản bạn đã chi nhỏ hơn kế hoạch ban đầu, đây chính là khoản bạn tiết kiệm thêm được cho tháng tới (không kể tới khoản tiết kiệm trong bước 2).

Bài viết liên quan