Gạo lứt
Là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Gạo lứt có 3 thành phần chính là lớp cám gạo, phôi và nội nhũ. Lớp cám gạo rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Chất xơ có thể thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có ích trong đường ruột, đẩy nhanh nhu động ruột, làm mềm phân, phòng chống táo bón và ung thư đại tràng; chất xơ còn có thể kết hợp với cholesterol trong dịch mật, thúc đẩy bài trừ cholesterol, từ đó giúp giảm mỡ máu.
Ngoài ra, phần cám và phần phôi trong gạo lứt giàu vitamin B và vitamin E, có thể nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu. Gạo lứt còn có thể bài tiết các chất ô nhiễm, chất độc và kim loại nặng có hại cho sức khoẻ ra ngoài cơ thể sau khi đã trung hoà chúng.
Rong biển
Rong biển có nhiều chức năng sinh học như giảm mỡ máu, giảm đường trong máu, điều tiết hệ miễn dịch, chống đông máu, chống u bướu, giải độc chì và chống oxi hoá. Thường xuyên ăn rong biển có thể tăng hấp thụ iốt, phòng ngừa và điều trị bệnh bướu cổ lưu hành. Ngoài ra, rong biển chứa lượng lớn axit béo không bão hoà và chất xơ, có thể thanh trừ các cholesterol bám trên thành mạch máu, điều thuận tiêu hoá, thúc đẩy bài tiết cholesterol.
Nấm mèo
Trong mộc nhĩ đen có chứa lượng xen-lu-lô và keo thực vật phong phú, 2 loại chất này có thể thúc đẩy nhu động ruột, đồng thời hấp thu các “độc tố” tồn đọng trong đường ruột trong thời gian ngắn, và bài tiết chúng ra ngoài cơ thể, hơn nữa còn có chức năng hoá giải nhất định đối với các dị vật nội sinh như sỏi mật, sỏi thận.
Huyết heo
Protein huyết tương trong tiết lợn sau khi phân giải bởi axit dạ dày, có thể sản sinh một loại vật chất tiêu độc và nhuận tràng, chất này có thể tạo phản ứng sinh hoá với các hạt kim loại độc hại trong cơ thể, và có tác dụng đem các chất có hại này ra ngoài cơ thể, vì vậy còn được gọi là “người hốt rác” của các chất bụi bẩn trong cơ thể người.
Mật ong
Mật ong có công hiệu nhuận tràng thông tiện. Đường glucose và fructose trong mật ong có thể thúc đẩy sự tổng hợp glycogen, lưu trữ và sử dụng, tăng cường chức năng giải độc của gan, đồng thời tăng cường khả năng tái sinh, sửa chữa của tế bào gan, từ đó gián tiếp tạo tác dụng bảo vệ gan.
Sữa chua
Trong sữa chua nhiều khuẩn lactobacillus. Khuẩn lactobacillus có thể bảo vệ sự cân bằng sinh thái của hệ vi sinh đường ruột, hình thành tấm bình phong sinh học, hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập đường ruột. Khuẩn lactobacillus còn sản sinh một lượng lớn axit béo chuỗi ngắn thúc đẩy nhu động ruột, từ đó ngăn ngừa táo bón. Trong sữa chua có chứa nhiều loại men có thể thúc đẩy tiêu hoá hấp thụ. Các vi khuẩn hoạt tính trong sữa chua có thể giúp cải thiện các chứng bệnh như lactose không khoan dung, táo bón, tiêu chảy, viêm ruột, còn có thể nâng ao khả năng miễn dịch.
Lạc
Hàm lượng axit béo không bão hoà có trong lạc tương đối cao, có thể làm giảm cholesterol và triglyceride trong máu; các chất xơ hoà tan trong mô sợi của lạc sau khi đi vào đường ruột, sẽ hấp thụ chất lỏng và các chất khác giống như miếng bọt biển, sau đó nở ra thành dạng keo và theo phân ra ngoài cơ thể, từ đó làm giảm hiệu quả các chất có hại tích trữ trong cơ thể, giảm bớt nguy cơ ung thư đại trực tràng; các chất đặc thù chỉ có trong lạc như axit phytic, sterol thực vật có thể làm tăng sự dẻo dai của ruột.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh giàu vitamin C, mỗi 100g súp lơ chứa 88mg vitamin C, thường xuyên ăn súp lơ xanh có thể tăng cường khả năng giải độc gan, và nâng cao khả năng miễn dịch.
Rau xanh
Rau xanh hầu hết có tính kiềm, có thể trung hoà các chất axit sản sinh quá nhiều trong ăn uống do đường, thịt, trứng và trong quá trình chuyển hoá, duy trì dịch cơ thể có tính kiềm, từ đó thanh trừ các chất độc trong máu.
Hành tây
Hành tây giàu Selenium (Se) và quercetin. Se là một loại chất chống oxi hoá, có thể kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể, từ đó ức chế tế bào ung thư phân chia và tăng trưởng, đồng thời còn có thể giảm bớt độc tính gây ung thư. Còn chất quercetin thì có thể ức chế hoạt động của tế bào gây ung thư, ngăn chặn tế bào ung thư sinh trưởng. Hành tây có thể nâng cao hoạt động tiêu sợi huyết trong cơ thể, có tác dụng lọc máu.
Lợi khuẩn probiotic và khuẩn gây bệnh cùng chung sống trong đường ruột, khi khuẩn gây bệnh đánh bại khuẩn có lợi, sự cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột bị phá vỡ, có thể dẫn tới táo bón, tiêu chảy. Hành tây là loại thực phẩm giàu oligosaccharides, có thể bổ sung chất bổ dưỡng cho lợi khuẩn đường ruột. Vì vậy, ăn nhiều hành tây có thể làm tăng số lượng lợi khuẩn đường ruột, có tác dụng cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Tỏi
Trong tỏi có chứa chất allicin là một loại chất kháng khuẩn mạnh, có khả năng kích hoạt tế bào, tăng tốc độ nhu động ruột, thúc đẩy trao đổi chất, giảm mệt mỏi.
Các loại đậu
Trong đỗ chứa lượng lớn chất xơ hoà tan, có thể làm giảm thời gian thức ăn lưu cữu trong đường ruột, phòng ngừa táo bón, giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
(Tổng hợp)