Ợ nóng hoặc xì hơi
Khi mang thai hệ tiêu hóa của thai phụ sẽ hoạt động chậm hơn bình thường, những vi khuẩn trong ruột sẽ có nhiều thời gian để tiêu hóa và men tiêu hóa cũng tạo nên nhiều khí trong ruột hơn. Ngoài ra chế độ ăn uống hàng ngày có nhiều thực phẩm gây đầy hơi và việc xì hơi là khó tránh khỏi. Việc xì hơi hoặc ợ nóng ở nơi đônng người đôi khi khiến mẹ bầu nhiều phen phải”đỏ mặt”.
Nên khi mang thai mẹ bầu nên tránh các loại thực phẩm như các loại đậu, bông cải xanh, phô mai, hành tây, khoai lang và thức uống có ga vì chúng gây đầy hơi khó tiêu. Thay vì mỗi ngày bầu phải ăn 3 bữa chính thì bây giờ nên chia làm nhiều bữa nhỏ để ăn, khoảng 5 – 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày để cải thiện tình trạng này.
Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày để cải thiện tình trạng ợ hoặc xì hơi khi mang thai. (Ảnh minh họa)
Són tiểu
Són tiểu là triệu chứng thường gặp ở các mẹ bầu đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kì. Hiện tượng này do vùng cơ dưới đáy xương chậu bị căng ra để nâng đỡ bụng bầu và khi có lực tác động lên bụng bầu sẽ làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Són tiểu xảy ra khi bạn cười, hắt xì hay ho, điều này thường gây cảm giác ngại ngùng và không làm cho mẹ bầu thoải mái chút nào.
Bạn không cần quá lo lắng khi xảy ra hiện tượng này vì triệu chứng này sẽ tự động mất sau khi sinh. Thay vào đó bạn nên băng vệ sinh hàng ngày và thường xuyên tập Kegel để tăng khả năng kiểm soát triệu chứng này.
Lông phát triển
Trong thời gian mang thai, sự thay đổi của các hormone thúc đẩy quá trình lông, tóc có xu hướng mọc nhiều hơn. Tóc mọc nhiều sẽ khiến các mẹ bầu cảm thấy tóc dày và bóng hơn, tuy nhiên ngoài phát triển tóc thì lông mọc nhiều ở những bộ phận khác như mặt, ngực, lưng, bụng sẽ khiến mẹ bầu khóc thét. Đáng buồn là triệu chứng này không thể thay đổi và mẹ bầu chỉ làm bây giờ là cố gắng chịu đựng cho đến khi sinh con.
Bệnh trĩ khi mang thai
Trĩ là tình trạng phổ biến đối với các mẹ bầu, vì lúc này tử cung to dần và tạo áp lực đối với tĩnh mạch vùng xương chậu khiến cho những tĩnh mạch xung quanh hậu môn không được lưu thông dẫn đến trĩ. Nó thường đi kèm với táo bón và những khó chịu nảy sinh khi cố gắng đào thải. Để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu cần thay đổi chế độ ăn uống dinh dưỡng hợp lí như uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ và rau xanh.
Nổi mụn
Trong 3 tháng đầu mang thai, sự thay đổi hóc môn trong cơ thể khiến bạn bị nổi mụn gây mất thẩm mỹ, kém tự tin khi giao tiếp. Để hạn chế tình trạng mụn mọc nhiều nơi trên cơ thể mẹ bầu cần dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ không chứa dầu ngày 2 lần và không nên tự ý sử dụng kem trị mụn vì có một số loại kem trị mụn có chứa các chất có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Khí hư nhiều
Khi mang thai, sự gia tăng của hormone Turbulent có thể làm chậm quá trình tiêu hóa của mẹ bầu, khi đó khí hư sẽ xuất hiện nhiều và khó kiểm soát. Những chất nhầy trắng hoặc vàng tiết ra khiến bạn khó chịu và phải thay quần lót liên tục. Tuy nhiên bạn cũng đừng lo lắng vì đây là triệu chứng bình thường trong thai kì.
Tập thể dục hàng ngày sẽ giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn và tiêu thụ những thực phẩm đã nạp vào cơ thể giúp giảm sự tích tụ khí hư trong cơ thể.
Tập thể dục hàng ngày giúp hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Mùi âm đạo
Phần lớn phụ nữ mang thai sẽ có mùi cơ thể mạnh hơn và mùi âm đạo là dễ nhận thấy nhất. Do sự gia tăng hàm lượng hormone trong 3 tháng cuối thai kì khiến âm đạo tiết dịch nhiều hơn gây mùi khó chịu.
Tăng cân
Khi mang thai, cơ thể sẽ tăng cân nhiều hơn khiến bạn bị béo lên. Đó là điều bình thường với những phụ nữ mang thai. Bạn đừng lo lắng với thân hình mập ú của mình, chỉ cần có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lí sau sinh sẽ khiến bạn nhanh chóng lấy lại vóc dáng.
Khi mang thai cơ thể sẽ tăng cân nhanh chóng. (Ảnh minh họa)
Ngủ ngáy
Khi mang thai, lượng máu trong cơ thể mẹ sẽ tăng lên giúp nuôi dưỡng bài thai, dẫn tới các mạch máu mở rộng. Màng mũi có thể sưng lên, gây cản trở khiến mẹ bầu ngủ ngáy. Hầu hết thai phụ đều thấy rằng khi nằm nghiêng họ sẽ thấy thoải mái hơn và giảm ngáy khi ngủ.