Mẹ và Con - Cùng điểm qua 7 triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến nhất để nhận biết bệnh, kịp thời điều trị bạn nhé!

Các triệu chứng của trào ngược dạ dày có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vậy liệu bạn có biết nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược axit dạ dày là gì và cách điều trị, khắc phục cơn đau như thế nào?

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Thế nào là trào ngược dạ dày thực quản?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày troà ngược vào thực quản, hầu họng và hô hấp. Trong đó, biểu hiện phổ biến nhất chính là ợ nóng và trớ. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thường gặp nhất ở người lớn và có thể xảy ra đối với cả trẻ em. Theo các thống kê cho thấy, có đến khoảng 20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày ít nhất một lần trong đời.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xuất phát từ nguyên nhân do cơ thắt thực quản dưới suy giảm chức năng hoạt động. Nguyên nhân chính dẫn đến sự suy giảm chức năng cơ thắt thực quản này là do thực phẩm. Cụ thể, việc dùng nhiều rượu bia, thức uống có gas, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chứa nhiều caffein,… đều làm tăng nguy cơ bị trào ngược.

Ngoài ra, chế độ ăn uống không khoa học, lối sống kém lành mạnh, thường xuyên bỏ bữa hoặc ăn không đúng giờ,… là những yếu tố tác động và ảnh hưởng đến tình trạng trào ngược dạ dày của bạn.

Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Các mức độ của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Hiện nay, tình trạng trào ngược dạ dày đang có 5 cấp độ được xếp theo mức độ nghiêm trọng tăng dần:

  • Cấp độ 0: Đây là cấp độ nhẹ nhất, triệu chứng thường gặp là ợ chua, ợ nóng nhưng thường cũng không rõ rệt. Lượng axit trào ngược lên dạ dày ít, chưa làm tổn thương hay viêm loét thực quản.
  • Cấp độ A: 90% người bệnh thường ở cấp độ này, thực quản bị tổn thương nhẹ do axit trào ngược lên. Bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng như ợ chua, nóng rát xương ức, nghẹn khi nuốt thức ăn,… Tuy nhiên các triệu chứng không quá nghiêm trọng, không gây cản trở nhiều đến cuộc sống của bạn.
  • Cấp độ B: Các triệu chứng khá giống với cấp độ A nhưng rõ rệt hơn. Lúc này, lượng axit trào ngược “tấn công” thực quản nhiều hơn, gây viêm nhiễm. Người bệnh có thể gặp các vết trợt trên niêm mạc.
  • Cấp độ C: Lượng axit trào ngược quá nhiều khiến thực quản có các vết loét. Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm buồn nôn, ợ nóng, khó nuốt, nôn ra máu, đau tức vùng ngực,…
  • Cấp độ D: Đây là cấp độ nghiêm trọng nhất của bệnh, các triệu chứng xuất hiện với tần suất liên tục. Giai đoạn này nếu không điều trị thì nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày rất cao.

Các triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến các triệu chứng như:

  • Ợ nóng, trớ, ợ chua: Khi ợ, bạn sẽ cảm thấy khoang miệng có mùi chua đi kèm cảm giác đau, nóng rát ở cổ họng. Khi bạn vận động mạnh, uống nhiều nước, gập cúi người thì sẽ có tình trạng trớ nhẹ.
  • Buồn nôn, nôn ói: Ở các giai đoạn bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn, bạn sẽ dễ gặp tình trạng buồn nôn, cảm giác đầy bụng khó tiêu khiến bạn muốn nôn và nghẹn thức ăn ở cổ mỗi khi ăn uống. Đặc biệt cảm giác buồn nôn rất dễ gặp nếu bạn nằm ngay sau khi ăn xong. Ngoài ra, bạn cũng có thể có hiện tượng nôn nhẹ, thường bị nhầm lẫn với bội thực, ngộ độc thực phẩm.
  • Đắng miệng và hôi miệng: Khi axit trào ngược lên thực quản thường lẫn với dịch mật, gây nên tình trạng đắng miệng và hôi miệng, hơi thở có mùi.
  • Miệng tiết ra nhiều nước bọt: Khi nước bọt tiết ra quá mức bình thường thì đó có thể là phản xạ của cơ thể do axit trào ngược lên thực quản. Vì thế, bạn cũng không nên chủ quan nếu có triệu chứng này.
  • Đau tức vùng thượng vị: Bạn sẽ có cảm giác ngực và những vùng xung quanh ngực bị đè nén, co thắt do axit trào ngược lên thực quản kích thích đầu mút các sợi thần kinh ở bề mặt niêm mạc thực quản và gây đau vùng thượng vị.
  • Khó nuốt: Một triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp chính là khó nuốt, cảm giác nghẹn và vướng ở cổ khi ăn.
  • Khàn giọng, ho: Axit khi trào ngược gây nên những ảnh hưởng xấu đối với dây thanh quản của người bệnh, khiến bạn khàn giọng, khó nói, ho…

triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Chẩn đoán trào ngược dạ dày như thế nào?

Để chẩn đoán trào ngược dạ dày, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện:

  • Đo pH, trở kháng thực quản 24H
  • Đo áp lực nhu động thực quản
  • Chụp X Quang thực quản
  • Nội soi tiêu hóa trên

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc để bạn có thể cải thiện tình trạng này. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo chữa trào ngược dạ dày hiệu quả như:

  • Dùng baking soda: Có thể pha 1 thìa baking soda với 200ml nước và uống mỗi ngày từ 2-3 ly. Baking soda có thể ngăn ngừa vi khuẩn và axit trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, không nên uống liên tục quá 7 ngày để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Trà gừng: Uống trà gừng giúp bạn cải thiện cảm giác đau bụng, buồn nôn khi trào ngược dạ dày. Gừng có tính ấm cũng giúp bạn cải thiện được cơn đau vùng thượng vị khi bị trào ngược.
  • Nghệ: Nghệ có chứa tinh chất curcumin, có hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày. Vì thế, đây được xem là một nguyên liệu giúp chữa trào ngược dạ dày vô cùng hiệu quả.
  • Kê cao đầu khi ngủ: Một cách hiệu quả giúp bạn cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày chính là hãy kê cao phần đầu khi ngủ. Ngoài ra, cần chú ý nằm thẳng hoặc nghiêng sang bên trái để tránh cơ co thắt thực quản dưới bị đè ép.

Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày có thể dẫn đến những triệu chứng vô cùng khó chịu và thậm chí còn dẫn đến ung thư dạ dày. Do đó, nếu có các dấu hiệu bệnh thì hãy chủ động thăm khám sớm thay vì chủ quan bạn nhé!

Bài viết liên quan