Mẹ và Con - Rất có thể, bạn và người thân đang có những thói quen gây hại cho não đấy. Hãy cùng tìm hiểu đó là những thói quen nào và có cách khắc phục nhé! 

Theo các chuyên gia, một trong những hệ quả của lối sống hiện đại là hình thành nên các thói quen gây hại cho não. Điển hình như lạm dụng công nghệ, làm việc quá nhiều, lười vận động, thường xuyên căng thẳng, mất ngủ…tất cả sẽ khiến não bộ chúng ta bị tổn hại, làm suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến năng suất làm việc, học tập.

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con đi tìm “chân tướng” 7 thói quen gây hại cho não bộ, để từ đó có cách phòng tránh hiệu quả nhất nhé! 

Những thói quen gây hại cho não không phải ai cũng biết

Ít vận động

Việc không vận động, lười tham gia các hoạt động thể chất sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề sức khỏe mãn tính như béo phì, tim mạch, trầm cảm và thậm chí là giảm sút tuệ, nhận thức kém.  

Trong một nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc ít vận động và sức khỏe não bộ, các chuyên gia kết luận rằng, thói quen gây hại cho não từ việc ít vận động sẽ dẫn đến nguy cơ thay đổi hình dạng của một số tế bào thần kinh trong não. 

Ngược lại, những người thường xuyên vận động thể chất như chạy bộ, đạp xe, bơi lội…có thể sức khỏe tinh thần tốt, đạt được nhiều lợi ích tích cực về mặt nhận thức như gia tăng các chất hóa học trong não, từ đó giúp thúc đẩy trí nhớ, nâng cao năng suất làm việc và học tập. 

thói quen gây hại cho não
Thói quen gây hại cho não

Làm nhiều việc cùng lúc

Do tính cách công việc, và tốc độ phát triển quá nhanh của xã hội hiện đại, một người có thể xử lý cùng lúc nhiều việc khác nhau. Như vừa đi chợ, vừa tranh thủ kiểm tra tin nhắn công việc; vừa tập gym vừa trả lời điện thoại từ khách hàng…Nhưng bạn có biết, đây là một thói quen gây hại cho não bộ? 

Theo các chuyên gia học thần kinh, não bộ của con người không có dây thần kinh chuyên biệt nhằm phục vụ chức năng làm nhiều việc cùng lúc.

Do đó, khi bạn đang ôm đồm cùng lúc quá nhiều việc, thì não bộ của bạn thực chất chỉ đang chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác với tốc độ nhanh chóng, chứ không phải đang cùng lúc làm cả hai việc song song. Và hành động này sẽ khiến quá trình nhận thức bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Cụ thể, việc cùng lúc xử lý quá nhiều việc sẽ làm gia tăng hormone căng thẳng cortisol và hormone adrenaline. Các loại hormone này có khả năng kích thích não bộ quá mức, gây ra tình trạng rối loạn tinh thần, suy nghĩ thiếu mạch lạc. 

Làm nhiều việc cùng lúc gây hại cho não

Quá tải thông tin 

Vì đặc thù công việc, một ngày não bộ của bạn có thể phải tiếp nhận cùng lúc rất nhiều nguồn thông tin khác nhau từ email, các thông báo từ mạng xã hội…dẫn đến tình trạng quá tải. 

Theo các chuyên gia, việc tiếp nhận và xử lý thông tin một cách liên tục có khả năng gây căng thẳng, khiến bạn trở nên mệt mỏi, đầu óc suy nhược dẫn đến cản trở quá trình ra quyết định của chính bạn. 

Một cựu giáo sư tâm lý đã chia sẻ rằng, khi đang ở trong tình huống tập trung vào một nhiệm vụ, đột nhiên có email mới xuất hiện giữa chừng, gây xao nhãng có thể làm giảm chỉ số IQ của bạn xuống 10 điểm.

Do đó, để tối đa hóa bộ não bộ, bạn cần tiếp nhận thông tin một cách có chọn lọc; sử dụng các công cụ để quản lý, sàng lọc thông tin; chủ động trong cách sử dụng các phương tiện truyền thông, tránh lạm dụng quá mức; bỏ qua những thông tin không cần thiết.

Ngồi quá lâu

Có thể bạn chưa biết, nhưng việc ngồi một chỗ quá lâu cũng là một trong những tác nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe não bộ của chúng ta. 

Theo một nghiên cứu mới nhất cho biết, vùng não liên quan đến trí nhớ của những người hay ngồi một chỗ, ít vận động thể chất sẽ bị mỏng đi; độ dày của thùy thái dương trung gian cũng không thể hồi phục do tác hại của việc ngồi nhiều trong thời gian dài.

Để khắc phục tình trạng trên, ngay từ bây giờ bạn nên rút ngắn thời gian ngồi bằng cách đứng dậy vận động nhẹ, đi bộ 10 phút mỗi lần…Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho bạn ngồi ít hơn và di chuyển nhiều hơn, từ đó nâng cao sức khỏe não bộ. 

Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu 

Việc sử dụng điện thoại thông minh không còn quá xa lạ với mọi người ở xã hội hiện đại. Bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại, việc lạm dụng điện thoại, sử dụng liên tục và trong thời gian quá lâu có thể khiến não bộ của bạn bị tổn thương. Về lâu dài sẽ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, não bộ hoạt động kém hiệu quả. 

Theo các chuyên gia, việc thiếu tương tác xã hội thực tế sẽ hạn chế cơ hội hoạt động, tạo ra các kết nối tốt hơn của não bộ. Thói quen này còn có nguy cơ khiến bạn cảm thấy cô đơn, rơi vào trạng thái trầm cảm, từ đó làm suy giảm sức khỏe não bộ đáng kể.

Sử dụng thiết bị điện tử quá lâu 

Nhìn vào màn hình cả ngày còn dẫn đến nguy cơ tổn thương mắt, tai, cổ, vai, lưng, cổ tay và cẳng tay của bạn, đồng thời cản trở bạn có một giấc ngủ ngon. Theo các chuyên gia, thời gian sử dụng màn hình quá nhiều có ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng trí tuệ cũng như cảm xúc.

Thay vì nói chuyện qua điện thoại, thì việc trò chuyện trực tiếp với nhau sẽ rất có lợi cho não bộ. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, duy trì trò chuyện trò chuyện với một người khác 10 phút mỗi ngày sẽ giúp cải thiện trí nhớ và nâng cao nhận thức. 

Bên cạnh đó, giao tiếp xã hội cũng là hình thức vận động trí óc, giúp tăng cường trí nhớ và trí tuệ cho trẻ nhỏ. 

Đeo tai nghe quá lâu 

Khoa học đã chứng minh được rằng, việc thường xuyên đeo tai nghe và mở nhạc quá to, sẽ có thể làm hỏng thính giác, hay thậm chí là mất thính giác.

Đối với người lớn tuổi, việc mất thính giác được xem là nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ như Alzheimer hay mất mô não.

Do đó, ngay từ hôm nay, hãy bảo vệ thính giác cũng như não bộ bằng cách điều chỉnh âm lượng tai nghe. 

Đeo tai nghe quá lâu gây hại cho não

Ngủ không ngon giấc 

Ngủ không đủ giấc, giấc ngủ không tròn là một vấn đề lớn đối với nhiều người. Trên thực tế, việc thiếu ngủ có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, làm trì hoãn thời gian phản ứng, lượng glucose, tâm trạng, đau đầu, suy giảm trí nhớ và mất cân bằng hormone. 

Riêng về não bộ, chứng mất ngủ hay thiếu ngủ có thể làm chậm quá trình suy nghĩ, sa sút trí nhớ, giảm khả năng tập trung, khả năng phán đoán cũng như ra quyết định. Khi cơ thể không được ngủ đủ giấc, sẽ ảnh hưởng đến cách não xử lý thông tin, củng cố ký ức, tạo kết nối và loại bỏ độc tố. 

Thậm chí, một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, việc không đủ giấc có thể làm teo não. Do đó, giấc ngủ rất cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Do đó, hãy cải thiện thói quen ngủ để nâng cao sức khỏe não bộ. 

Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ những tác hại của thói quen gây hại cho não gây ra. Từ đó chủ động thay đổi để cải thiện sức khỏe bản thân.  

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.