Mẹ và Con - Phá thai là chuyện không ai mong muốn và có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng, khiến người mẹ tổn thương về sức khỏe thể chất và gặp biến cố về mặt tinh thần.

Trong một số trường hợp mang thai ngoài ý muốn hoặc phát hiện dị tật thai nhi, mẹ bầu có thể lựa chọn phương pháp phá thai để chấm dứt thai kỳ. Tuy nhiên, việc phá thai nên cần đặc biệt cân nhắc, bởi phương pháp này có thể để lại những hậu quả nặng nề cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người mẹ…

Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con sẽ điểm qua một số điều chị em nhất định phải biết dưới đây nhé! 

Phương pháp phá thai

Các phương pháp phá thai đang được áp dụng hiện nay

Phá thai bằng thuốc

Sử dụng thuốc là phương pháp phá thai can thiệp không xâm lấn, hoạt động dựa trên cơ chế sảy thai tự nhiên nên có thể giảm thiểu được các nguy cơ, rủi ro về sức khỏe khi sử dụng dụng cụ y tế để chấm dứt thai kỳ. 

Phá thai bằng thuốc được chỉ định sử dụng cho thai kỳ mới 5-7 tuần tuổi, khi phôi thai đã di chuyển vào buồng tử cung. Trước khi áp dụng phương pháp phá thai bằng thuốc, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, chẩn đoán xem người mẹ có bị các vấn đề như rối loạn đông máu, thiếu máu nặng, dị ứng với các thành phần của thuốc hay không… Nếu người mẹ đủ điều kiện, bác sĩ sẽ kê 1 viên thuốc uống tại nơi khám bệnh.

Sau khi uống thuốc, phôi thai sẽ ngừng phát triển, tách túi thai ra khỏi niêm mạc tử cung. Trong trường hợp không có các dấu hiệu bất thường xảy ra, sản phụ có thể trở về nhà và tiếp tục quay lại bệnh viện để sử dụng viên thuốc thứ 2 sau 48 tiếng. Khi dùng viên thuốc thứ 2, tử cung sẽ bắt đầu co bóp và đẩy phôi thai ra bên ngoài.

Sau khi áp dụng phương pháp phá thai này trong hai tuần, người mẹ cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe xem có gặp các biến chứng hoặc bị sót thai, thai lưu hay không. Nếu sau khi sử dụng thuốc và có các dấu hiệu bất thường, cần lập tức đến cơ sở y tế để được kịp thời kiểm tra, can thiệp điều trị.

Phương pháp phá thai bằng thuốc

Hút thai bằng chân không

Với phương pháp phá thai bằng việc hút chân không, yêu cầu gồm: thai được 6-12 tuần tuổi, thai đã vào trong tử cung, cơ thể người mẹ đang không mắc các bệnh lý, cơ quan sinh dục không có dị tật thì bác sĩ mới có thể chỉ định thực hiện biện pháp này.

Hút thai bằng chân không đang là biện pháp được thực hiện nhiều nhất hiện nay. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê vùng kín thai phụ và sử dụng ống nano siêu dẫn, độ đàn hồi cao để đưa vào buồng tử cung. Sau đó, bác sĩ sẽ quan sát màn hình chiếu để chút toàn bộ phôi thai mà không làm sót thai. Thời gian thực hiện phương pháp phá thai này chỉ khoảng 10-15 phút.

Nong – nạo gắp thai

Một phương pháp phá thai khác cũng thường xuyên được nhắc đến chính là nong – nạo gắp thai. Khi thai nhi phát triển được 13-18 tuần tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định nong – nạo gắp thai.

Quy trình này được bắt đầu bằng cách để thai phụ sử dụng thuốc làm ngưng sự phát triển của thai nhi, sau đó bác sĩ sẽ tiến hành gây tê và nong làm rộng cổ tử cung, dùng dụng cụ chuyên dụng để nạo phôi thai khỏi lớp niêm mạc tử cung. Sau đó, thai nhi sẽ được kẹp gắp ra bên ngoài.

Phương pháp hút thai bằng chân không và nong – nạo gắp thai cần có sự can thiệp của các dụng cụ y tế với bên trong tử cung. Vì thế, thai phụ nên đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện, tránh để lại các biến chứng về sau.

phương pháp phá thai nạo hút

Những hậu quả của các phương pháp phá thai

Gây vô sinh

Vô sinh hiếm muộn có thể xuất phát từ việc phá thai, đặc biệt là khi thực hiện các phương pháp phá thai không an toàn (các hình thức phá thai bằng thảo dược; các biện pháp kì lạ được lan truyền trên mạng, chưa được kiểm chứng khoa học). Ngoài ra, việc phá thai tại các cơ sở chui, không hợp pháp, cơ sở vật chất không đảm bảo hoặc bác sĩ không có kinh nghiệm, phá thai khi thai đã to cũng làm tăng nguy viêm nhiễm và tổn thương cơ thể.

Cụ thể, thực hiện các phương pháp phá thai có thể dẫn đến tình trạng bị tắc vòi trứng, thủng tử cung, dính buồng tử cung,.. Tất cả các rủi ro kể trên sẽ làm gia tăng nguy cơ vô sinh ở phụ nữ.

Viêm nhiễm vùng chậu

Trước khi thực hiện các phương pháp phá thai, cần suy nghĩ thận trọng bởi điều này có thể làm viêm nhiễm vùng chậu do lây nhiễm các vi khuẩn như vi khuẩn yếm khí, Staphylococcus aureus, Escherichia coli,…

Thông thường, việc viêm nhiễm vùng chậu xuất phát từ vấn đề nạo hút thai, vệ sinh vùng kín không đúng cách sau khi thực hiện các phương pháp phá thai. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy đau bụng, đau lưng, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn và có mùi hôi khó chịu,… Nếu không kịp thời điều trị, vùng chậu viêm nhiễm nặng cũng có thể dẫn đến vô sinh.

Dính buồng tử cung

Phương pháp phá thai bằng cách nong – nạo gắp thai có thể gây dính buồng tử cung, khiến lớp niêm mạc tử cung không thể dày lên để chuẩn bị cho phôi thai làm tổ. Như vậy, người bị dính buồng tử cung sẽ có tỷ lệ thụ thai thấp, nguy cơ thai không phát triển cao. Thậm chí, dính buồng tử cung còn làm tăng nguy cơ sảy thai do thai không thể bám vào tử cung.

Dính buồng tử cung do thực hiện phương pháp phá thai nạo gắp thai nhi thường không xảy ra ngay lập tức mà diễn biến từ từ, không có biểu hiện gì ngoài việc vô kinh hoặc ít kinh. Đặc biệt, người nạo phá thai lần 2 có nguy cơ dính buồng tử cung cao hơn 8% so với nạo phá thai lần đầu.

Rối loạn ăn uống

Dù là phương pháp phá thai nào đi chăng nữa thì cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ và dẫn đến rối loạn ăn uống. Sau khi phá thai, người phụ nữ thường dễ cảm thấy chán ăn, mất vị giác, cơ thể mệt mỏi hoặc thèm ăn quá mức, tăng cân không kiểm soát,… Tình trạng rối loạn ăn uống này có thể dẫn đến việc béo phì hoặc suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng và cần thực hiện các biện pháp tâm lý để điều trị.

Dễ mắc bệnh trầm cảm

Phá thai không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất mà còn tác động nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất mà còn là một đòn giáng mạnh vào tinh thần của người phụ nữ. Khi lựa chọn thực hiện các phương pháp tránh thai, người phụ nữ thường đối mặt với cảm giác tội lỗi, buồn bã do tước đi một sinh mạng.

Những suy nghĩ này có thể khiến phụ nữ tổn thương về mặt tinh thần, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Thậm chí vấn đề này còn diễn biến nặng nề hơn nếu phụ nữ không là người chủ động phá thai mà bị đe dọa, ép buộc phải từ bỏ đứa con của mình.

anh hưởng áp dụng phương pháp phá thai

Rối loạn tâm lý

Phụ nữ phá thai có thể đối mặt với tình trạng sang chấn tâm lý do bị những người xung quanh chỉ trích, tâm lý day dứt có lỗi, hoảng sợ về vấn đề vô sinh,… Có thể thấy, dù lựa chọn phương pháp phá thai nào thì người phụ nữ cũng rất dễ phải đối mặt với áp lực tâm lý sau khi quyết định từ bỏ thai nhi trong bụng mẹ.

Ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân

Nếu người phụ nữ tự quyết định phá thai mà không hỏi qua ý kiến người bạn đời của mình hoặc bị người bạn đời của mình tạo áp lực, yêu cầu phá thai thì cuộc sống hôn nhân của hai cũng ít nhiều bị ảnh hưởng, dễ gây rạn nứt trong tình yêu và hôn nhân.

Tuy bạn có thể lựa chọn các phương pháp phá thai cũng như đưa ra quyết định có nên phá thai hay không nhưng tốt nhất hãy cân nhắc thật kỹ bởi việc phá thai có thể gây nên một số hậu quả nặng nề đối với sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong trường hợp có thể, hãy thực hiện quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các biện pháp tránh thai để tránh mang thai ngoài ý muốn, bạn nhé!

Bài viết liên quan