Mẹ và Con - Gừng được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống được các loại nước chế biến từ gừng bởi vị cay, nồng từ gừng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vì thế, việc pha chế trà gừng như thế nào để vừa giữ được các tác dụng của gừng lại vừa giúp trà gừng dễ uống hơn là điều nhiều người quan tâm.

Nếu bạn cũng yêu thích các công dụng của gừng nhưng loay hoay mãi chưa biết cách chế biến như thế nào, hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con thử ngay 7 cách pha trà gừng thơm ngon trọn vị này bạn nhé!

7 Cách pha trà gừng tốt cho sức khỏe

1. Cách pha trà gừng mật ong

Mật ong với vị ngọt tự nhiên có thể làm giảm đi vị cay nồng vốn có của gừng, giúp bạn dễ thưởng thức hơn. Những người lần đầu tiên thử món trà gừng mật ong có thể cho ít gừng và tăng lượng mật ong để tập làm quen với hương vị của món uống này bạn nhé!

Để pha trà gừng và mật ong, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu:

  • Trà túi lọc: 1 – 2 gói (có thể thay thế bằng 1-2g trà tươi)
  • Gừng: 10g
  • Mật ong: 3 thìa cafe
  • 200ml nước

Cách pha trà gừng mật ong:

  • Đầu tiên, bạn cần gọt vỏ và rửa sạch hết phần gần đã chuẩn bị rồi sau đó thái gừng thành từng lát nhỏ
  • Sau đó, cho gừng vào nồi nước rồi đun trong khoảng 10 phút
  • Cho trà vào gừng rồi đun tiếp khoảng 5 phút rồi tắt bếp, đổ hỗn hợp qua rây để lấy phần nước, bỏ đi phần trà và bã gừng. Ở bước này, bạn nên lưu ý để nước sôi lăn tăn ở lửa nhỏ, không đun ở nhiệt độ quá cao làm ảnh hưởng đến mùi vị và công dụng của gừng.
  • Cuối cùng, cho trà gừng vào cốc, thêm mật ong rồi khuấy đều. Bạn có thể uống nóng hay lạnh đều được.

2. Cách pha trà gừng nóng

Nếu thích uống trà gừng nguyên vị, bạn có thể pha trà gừng nóng với đường phèn. Vị trà gừng này sẽ đậm hơn, không quá ngọt gắt, phù hợp với người đã dần quen với hương vị của gừng.

Cách pha trà gừng nóng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị gừng tươi (1 củ), trà túi lọc, đường phèn (1 viên nhỏ) là được.

cách pha trà gừng

Sau khi sơ chế gừng, bạn có thể nạo hoặc thái nhỏ gừng đều được. Tiếp theo, cho nước sôi đã chuẩn bị sẵn vào trong phần gừng tươi đã sơ chế rồi ngâm trong 10 phút thì lọc qua rây, chỉ giữ lại phần nước. Lấy một cốc nước sôi khác để pha trà, cho đường phèn vào và ủ trong 5-7 phút rồi bỏ bã trà đi. Khuấy đều phần nước gừng và trà lại với nhau là bạn đã có một cốc trà thơm ngon, ấm bụng rồi đấy.

Cách pha trà gừng này rất dễ, lại nhanh chóng, thích hợp để giảm đau khi chị em đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

3. Cách pha trà gừng, chanh và mật ong

Bạn cảm thấy trà gừng mật ong tuy ngon nhưng vẫn hơi… đơn giản? Vậy hãy thử cách pha trà gừng chanh mật ong xem sao bạn nhé! Nguyên liệu chuẩn bị của thức uống này cũng giống như khi pha trà gừng mật ong phía trên. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị thêm 1/2 quả chanh nữa đấy.

Cách pha trà gừng mật ong như sau:

  • Sơ chế gừng, thái lát nhỏ. Chanh vắt nước, không lấy hạt
  • Pha trà gừng rồi cho gừng tươi vào nồi nước, đun sôi ở lửa nhỏ khoảng 10 phút rồi lọc bỏ bã
  • Cho trà gừng ra cốc, thêm chanh và mật ong vào khuấy đều rồi thưởng thức khi trà còn ấm nóng

Vì chanh có cung cấp vitamin C, lại thêm mật ong kháng khuẩn, chống viêm, gừng giúp giữ ấm bụng nên thức uống này có thể giúp bạn tăng cường sức đề kháng vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể thử trà chanh sả gừng mật ong để thành một thức uống mới nữa đấy nhé!

4. Cách pha trà gừng bạc hà

Gừng và bạc hà có thể kết hợp với nhau thành một món nước vô cùng ngon và tốt cho cơ thể. Vị bạc hà the mát còn giúp điều trị đau họng, khan tiếng hiệu quả đấy nhé.

Muốn pha trà gừng bạc hà, bạn phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:

  • Trà túi lọc: 1 – 2 gói
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Lá bạc hà: 3-4 lá
  • Bột đậu khấu: 1 thìa cafe

Cách pha trà gừng bạc hà đơn giản, dễ làm:

  • Sơ chế gừng, thái lát mỏng. Lá bạc hà rửa sạch để ráo nước
  • Cho túi trà, gừng và lá bạc hà vào bình thủy tinh, rót nước sôi vào và ủ từ 20 – 30 phút là đã có thể dùng được

Cách pha trà gừng bạc hà thật đơn giản phải không nào?

trà gừng bạc hà

5. Cách pha trà gừng cam

Nếu nhà đang có cam vàng, hãy thử cách pha trà gừng cam bạn nhé! Công thức pha trà gừng này rất đơn giản, chỉ trong 10 phút là bạn đã có một ly trà thơm ngon rồi.

Để pha trà gừng xoài, cần chuẩn bị:

  • Trà gừng túi lọc: 1 – 2 túi
  • Cam: 1 quả nhỏ
  • Đường: 30g

trà gừng với cam

Cách pha trà gừng xoài như sau:

  • Đầu tiên, thái 1/2 quả cam thành lát mỏng. 1/2 còn lại vắt lấy nước
  • Pha trà với nước nóng khoảng 90 – 95 độ C rồi ủ trà từ 5-7 phút sau đó lọc bỏ bã trà
  • Cho nước cam đã vắt đã xay vào trà, thêm đường rồi khuấy đều. Cho thêm cam thái lát lên trang trí.
  • Bạn có thể uống nóng hoặc uống đá đều rất ngon.

6. Cách pha trà gừng thảo dược

Bạn đã bao giờ kết hợp cam thảo, kỷ tử, táo tàu,… với trà gừng hay chưa? Cách pha trà gừng này vừa lạ miệng lại rất thơm ngon đấy nhé. Thảo dược với vị ngọt tự nhiên khi kết hợp với gừng sẽ cho ra một hương vị rất riêng.

Để làm được thức uống này, cần chuẩn bị:

  • Trà gừng túi lọc: 1- 2 gói
  • Gừng tươi: 1 củ
  • Đường: 30g
  • Các loại thảo mộc như táo tàu, nho (vải) khô, cây kỷ tử, cam thảo… Bạn có thể tùy ý gia giảm các loại thảo mộc hoặc bỏ bớt một số loại nếu không tìm kiếm được nguyên liệu bạn nhé

Cách pha trà gừng thảo dược:

  • Sơ chế gừng nhưng không thái nhỏ mà chỉ thái khúc rồi đập dập
  • Nấu nước, đợi khi nước sôi rồi cho thảo mộc vào sau đó chỉnh nhỏ lửa, đun trong 8 phút thì tiếp tục cho gừng, đường và trà vào đun thêm 3-5 phút là được.

7. Cách pha trà sữa gừng

Nếu bạn là tín đồ của trà sữa, sao không thử làm trà sữa gừng bạn nhỉ? Hãy chuẩn bị:

  • Gừng tươi: 50g
  • Trà túi lọc: 1 – 2 túi
  • Mật ong: 1 thìa cafe
  • Sữa tươi: 120ml
  • Đường trắng: 50g

Cách pha trà sữa gừng thơm ngon, dễ uống:

  • Sơ chế gừng rồi thái lát mỏng, đun sôi trong 10 phút
  • Cho trà túi lọc vào, tắt bếp, ủ trà trong 5 – 7 phút rồi lọc lấy nước trà gừng
  • Cho thêm sữa tươi, mật ong vào khuấy đều. Bạn có thể uống nóng hoặc lạnh tùy ý

trà sữa gừng

Bí quyết để có các loại thức uống từ gừng thơm ngon, dinh dưỡng

Khi pha trà gừng, bạn nên ưu tiên lựa chọn củ gừng còn nguyên vẹn, không bị cắt dở. Gừng tươi nên có màu vàng, chưa ngả nâu, vỏ chưa khô. Như vậy gừng sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, dễ chế biến thành các loại trà ngon hơn.

Khi áp dụng các cách pha trà gừng, tùy theo khẩu vị, bạn có thể gia giảm lượng gừng, đường cũng như các nguyên liệu khác. Không nên tuân thủ quá nghiêm ngặt công thức phía trên.

Ngoài ra, không nên uống quá nhiều trà gừng để tránh nóng trong người và gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là 7 cách pha trà gừng thơm ngon, dễ làm, ai cũng có thể làm được. Hãy thử và cho Tạp chí Mẹ và Con biết thành quả của bạn nhé!

Bài viết liên quan