Mẹ&Con - Sưng phù tuy không nguy hiểm nhưng nó làm "mất điểm" khá nhiều cho mẹ bầu, vậy chúng ta phải làm sao để cải thiện tình trạng này? Bé gái lớp 1 ở Lào Cai bị cô giáo đánh đến bầm tím, sưng húp mặt vì... viết xấu Giảm sưng và đau nhức cơ thể bằng cách đắp lá bắp cải Mặt nạ trà xanh “giải cứu” đôi mắt sưng húp và quầng thâm hiệu quả

Sưng phù được coi là việc tất yếu trong quá trình thai kì. Sưng phù xảy ra khi cơ thể có xu hướng sản xuất nhiều chất lỏng và máu trong giai đoạn mang thai.

Một số ước tính cho rằng, việc sản xuất chất lỏng nhiều hơn 50% so với bình thường chỉ để đáp ứng yêu cầu thời kỳ này. Lý do là vì khi mang thai, cơ thể phải mở rộng một chút để chứa thai nhi phát triển. Chất lỏng được tiết tiết ra nhiều hơn để làm dịu cơ thể và giữ cho nó đàn hồi.

Ngoài ra, chất lỏng đóng một vai trò quan trọng trong việc bôi trơn các mô và khớp để giảm bớt đau nhức. Trong thực tế, các chất lỏng là một trong những lý do chính khiến mẹ “tăng cân vù vù” trong thời gian mang thai. Sưng phù có thể xảy ra ở hầu hết bà bầu và trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba hoặc tháng thứ năm.
Sưng phù thường xảy ra ở những bộ phận nào trên cơ thể, chúng có nguy hiểm không? Dưới đây là những thông tin bạn cần biết!

7 bộ phận trên cơ thể dễ bị sưng phù khi mang thai và cách phòng tránh 3

Hầu hết các bà mẹ khi mang thai đều bị sưng phù – Ảnh minh họa

Ngực
Ngực là bộ phận mà hầu như mẹ bầu nào cũng bị sưng. Chúng bắt đầu tăng kích thước rất nhanh, chỉ từ 10 – 15 ngày sau khi thụ thai. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau giai đoạn cho con bú.

Môi
Đừng ngạc nhiên nếu buổi sáng thức dậy soi gương, đôi môi của bạn bỗng trở nên sưng phù. Sưng môi không phổ biến ở mẹ bầu, nhưng nếu kéo theo các cơn đau bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra an toàn.

Mũi
Ở một số mẹ bầu, thời gian này mũi có thể bị sưng hoặc chảy máu. Nguyên nhân là vì mang thai khiến các mạch máu phình ra, làm tăng áp lực dẫn đến dễ bị vỡ và chảy máu. Gặp trường hợp này, mẹ hãy cố giữ ẩm cho mũi (có thể đắp đá hoặc dùng mày tạo độ ẩm khi thời tiết lạnh).

Mặt
Hiếm mẹ bầu nào không bị sưng mặt trong thời gian mang thai. Thế nhưng hãy yên tâm nhé vì đây là chuyện hết sức bình thường, và khuôn mặt của bạn sẽ trở lại hình dạng bạn đầu ngay sau khi sinh em bé.

Đôi chân
Điều phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai là hai bàn chân sẽ sưng to lên. Khi bị sưng bàn chân, bạn có thể không còn đi vừa các loại dép guốc thông thường. Thay vào đó hãy đi các loại dép bệt dành riêng cho bà bầu, vừa thoải mái lại không sợ té ngã, ảnh hưởng đến thai nhi.

Mắt cá chân
Thường phổ biến ở ba tháng cuối thai kì và sẽ hết sau khi sinh em bé. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu cần uống nhiều nước, tránh ăn mạnh và thường xuyên nâng chân bàn khi ngồi lâu.

Nướu
Sưng phù nướu có khoảng 50% phụ nữ mang thai thường mắc triệu chứng này. Bạn sẽ có các biểu hiện khó chịu như viêm lợi gây sưng nướu, chảy máu… Hãy đến gặp gỡ bác sĩ nếu hiện tượng này kéo dài, bầu nhé!

Tags:

Bài viết liên quan