Nêm vừa miệng mẹ
Cẩn thận kẻo cho con ăn quá mặn. (Ảnh minh họa)
Nhiều mẹ vẫn thường có thói quen nêm thức ăn của con như mình ăn uống hàng ngày vì nghĩ rằng như thế là vừa miệng, trẻ ăn sẽ ngon miệng hơn. Tuy nhiên đây là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng. Bởi lẽ đây là khẩu vị của mẹ, không phải của bé. Hơn nữa, nếu mẹ cứ duy trì thói quen này trong một thời gian dài, trẻ sẽ đối mặt với nguy cơ mắc bệnh thận, rối loạn chức năng tim. Ngoài ra, nếu dung nạp quá nhiều muối, dạ dày trẻ dễ bị ảnh hưởng, lâu dần trẻ có thể biếng ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Thêm ngũ cốc vào cháo
Mẹ không nên thêm ngũ cốc vào cháo của trẻ. (Ảnh minh họa)
Ngũ cốc chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất béo và vitamin. Tuy nhiên với những bé dưới 1 tuổi hệ tiêu hóa còn khá non nớt, mẹ không nên cho bé dùng ngũ cốc. Bởi lẽ, ngũ cốc khiến hệ tiêu hóa của bé phải làm việc nhiều hơn, gây mệt mỏi, khó tiêu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân.
Thêm trứng vào cháo
Mỗi lần nấu cháo cho bé, nhiều mẹ vẫn thường có thói quen đập một quả trứng sống vào bát cháo vì cho rằng nhờ trứng cháo sẽ thơm ngon và bổ dưỡng hơn. Tuy nhiên, mẹ có thể đã quên rằng vi khuẩn vẫn còn tồn tại trên vỏ trứng ngay cả khi mẹ đập trứng sống vào nồi cháo đang nóng. Tốt nhất là mẹ nên đập trứng vào nồi cháo, quấy đều, sau đó đun sôi thêm một lần nữa.
Vo gạo quá kỹ
Các loại hạt ngũ cốc (gạo, đậu xanh…), thịt, cá, trứng… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin B1. Vitamin B1 có vai trò chuyển hóa gluxit trong cơ thể, kích thích cho trẻ ăn ngon miệng hơn. Nếu trẻ thiếu vitamin B1 sẽ mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn, thậm chí là táo bón. Nghiêm trọng hơn, trẻ thiếu vitamin B1 còn đối mặt với nguy cơ phù chân, teo cơ, rối loạn tinh thần, hôn mê và ảnh hưởng đến tim mạch. Vitamin B1 rất dễ bị hòa tan trong nước và mất đi khi gặp nhiệt độ nhất định.
Trước khi nấu cháo cho bé, mẹ nhớ chà xát vừa phải để tránh làm mất lớp cám gạo chứa vitamin B1. Mẹ chỉ cần cho gạo vào nồi, khuấy nhẹ tay, gạn nước để loại bỏ trấu, sạn còn sót lại. Mẹ cũng nên lưu ý cho lượng nước vào nồi cháo vừa đủ, không nên đổ nước quá nhiều để tránh việc chắt nước làm hao hụt lượng vitamin B1.
Nấu cháo cho bé ăn cả ngày
Vì quá bận rộn, nhiều mẹ vẫn thường có thói quen nấu một nồi cháo lớn rồi đun lại nhiều lần cho bé dùng trong ngày. Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 tiếng đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Nếu bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội sinh sôi và phát triển.
Kiêng dầu ăn
Mẹ vẫn thường nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến trẻ dễ bị đau bụng hoặc cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những sai lầm mà nhiều mẹ vẫn mắc phải. Dầu ăn sẽ giúp cho bé yêu của bạn hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm mẹ cần sắm ngay cho bé vài lọ dầu ăn nhé.