Mẹ và Con-Tất cả chúng ta đều biết rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, nhưng thực tế bạn lại thường chán ăn buổi sáng, lý do tại sao?

Tất cả chúng ta đều được nghe nói rằng bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nhưng thực tế bạn lại không cảm thấy đói vào buổi sáng hoặc chán ăn buổi sáng. Và vì thế mà việc ăn một bữa sáng lành mạnh lại trở thành một thử thách. Mặc dù trong một số trường hợp, nếu bạn không cảm thấy đói vào buổi sáng thì đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng, nhưng cũng có thể là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại.

chán ăn buổi sáng

6 lý do có thể khiến bạn chán ăn buổi sáng

1. Bạn đã ăn một bữa tối thịnh soạn hoặc ăn quá khuya

Một trong những lý do chính khiến bạn không cảm thấy đói khi thức dậy là do bạn đã ăn một bữa tối thịnh soạn hoặc đồ ăn nhẹ vào đêm hôm trước.

Nếu bạn bữa tối hôm trước của bạn là một bữa ăn giàu chất béo hoặc protein, là những chất dinh dưỡng đa lượng, đây có thể là lý do làm chậm quá trình tiêu hóa của dạ dày và khiến bạn cảm thấy no lâu hơn – ngay cả vào sáng hôm sau.

Đặc biệt, protein cũng có thể làm thay đổi đáng kể mức độ hormone điều chỉnh cảm giác đói và thèm ăn của bạn, bao gồm ghrelin, peptide giống glucagon-1, peptide YY và cholecystokinin.

Tương tự, các bữa ăn nhiều chất béo có thể làm thay đổi mức độ của một số hormone liên quan đến cảm giác thèm ăn và cảm giác no, dẫn đến giảm đói. 

Nếu bạn thích thưởng thức một bữa tối thịnh soạn và bỏ qua hoặc trì hoãn bữa sáng vào sáng hôm sau, điều đó hoàn toàn ổn – miễn là bạn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả ngày.

2. Hormone thay đổi sau một giấc ngủ dài

không đói vào buổi sáng

Trong khi ngủ qua đêm, một số hormone trong cơ thể bạn có thể bị dao động. Điều này có thể thay đổi cảm giác thèm ăn của bạn. Đặc biệt, nghiên cứu cho thấy mức độ epinephrine, còn được gọi là adrenaline, có xu hướng cao hơn vào buổi sáng.

Người ta tin rằng, hormone này ngăn chặn sự thèm ăn bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa ở dạ dày và tăng sự phân hủy carbohydrate dự trữ trong gan và cơ bắp của bạn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Hơn nữa, một nghiên cứu khác cho thấy rằng mức độ ghrelin, được gọi là hormone đói, thấp hơn vào buổi sáng so với đêm hôm trước. Điều này cũng có thể lý giải tại sao bạn cảm thấy ít đói hơn khi thức dậy.

3. Bạn cảm thấy lo lắng hoặc chán nản

Cả lo lắngtrầm cảm đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác đói của bạn. Ngoài các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và mất hứng thú, trầm cảm có thể gây ra thay đổi cảm giác thèm ăn. Trong khi đó, lo lắng có thể làm tăng một số hormone căng thẳng làm giảm sự thèm ăn của bạn.

Tuy nhiên, lo lắng và trầm cảm ảnh hưởng đến mọi người theo cách khác nhau. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những tình trạng này có thể gây ra sự gia tăng cảm giác thèm ăn ở một số người, trong khi một số khác lại cảm thấy biếng ăn và bỏ bữa. 

Nếu bạn đang trải qua lo lắng hoặc trầm cảm và nghi ngờ rằng nó có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn hoặc các khía cạnh khác của sức khỏe, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để xác định liệu trình điều trị tốt nhất cho bạn.

4. Bạn đang mang thai

Buồn nôn và nôn là một vấn đề phổ biến và đặc trưng của tình trạng ốm nghén. Có khoảng 80% phụ nữ mang thai phải trải qua triệu chứng này. Mặc dù ốm nghén có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu bất cứ lúc nào trong ngày, nhưng nó thường xảy ra vào buổi sáng hơn. Ốm nghén có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Trên thực tế, trong một nghiên cứu ở 2.270 phụ nữ mang thai, 34% cho biết ăn ít hơn trong thời kỳ đầu mang thai. Ngoài ốm nghén, mang thai có thể gây ra các triệu chứng đói khác như khó tiêu, đầy bụng làm giảm cảm giác thèm ăn.

5. Bạn đang bị ốm

bị ốm

Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm và viêm phổi sẽ khiến bạn ít cảm thấy đói hơn. Trong một số trường hợp, các những bệnh nhiễm trùng cũng khiến cho vị giác và khứu giác của bạn bị hạn chế, điều này có thể gây nên cảm giác chán ăn. Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, cũng có thể gây ra các triệu chứng làm giảm cảm giác đói và thèm ăn, bao gồm buồn nôn và nôn.

Hãy nhớ rằng uống đủ nước và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể khi bạn bị ốm, ngay cả khi bạn không cảm thấy đói. Súp, trà nóng, chuối, bánh quy giòn, và táo là những lựa chọn hợp lí cho bạn khi bị ốm.

6. Các nguyên nhân cơ bản khác

  • Bạn đang dùng một số loại thuốc. Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc kháng sinh, có thể làm giảm cảm giác đói và thèm ăn.
  • Bạn đang già đi. Giảm cảm giác thèm ăn khá là phổ biến ở người lớn tuổi, có thể do thay đổi nhu cầu năng lượng, kích thích tố, vị giác hoặc khứu giác, và hoàn cảnh xã hội.
  • Bạn có vấn đề về tuyến giáp. Mất cảm giác thèm ăn có thể là dấu hiệu của suy giáp hoặc giảm chức năng tuyến giáp.
  • Bạn đang rụng trứng. Estrogen, một hormone sinh dục nữ tăng trong thời kỳ rụng trứng, có thể ngăn chặn sự thèm ăn của bạn.
  • Bạn có một tình trạng mãn tính. Một số bệnh như bệnh gan, suy tim, bệnh thận, HIV và ung thư đều có thể gây chán ăn. 

Nếu bạn không cảm thấy đói vào buổi sáng và bắt đầu nghi ngờ rằng mình đang gặp phải một tình trạng tiềm ẩn báo hiệu về một vấn đề về sức khỏe nào đó, hãy tham khảo ý kiến ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe để phòng tránh kịp thời.

Để không còn cảm giác chán ăn buổi sáng hãy thử điều này ngay hôm nay: Luôn chuẩn bị sẵn những món ăn sáng nhanh gọn và tiện lợi. Phòng khi bạn không cảm thấy đói ngay khi thức dậy nhưng muốn mang theo món gì đó đến trường hoặc nơi làm việc để ăn sau đó. Trái cây tươi, sữa chua và trứng luộc là một vài gợi ý phù hợp dành cho bạn.

Bài viết liên quan