Một số phụ nữ mang thai còn có thể mắc phải dạng ốm nghén nghiêm trọng hơn dẫn đến việc cơ thể không thể hấp thu được nước và các chất dinh duỡng. Do đó, ốm nghén không chỉ mang lại cảm giác mệt mỏi cho mẹ, những trường hợp ốm nghén nặng còn ảnh hưởng đến cả thai nhi.
Ốm nghén là gì?
Buồn nôn và nôn mửa trong thai kỳ, thường được gọi là ốm nghén và diễn ra rất phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Nó có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai bất cứ lúc nào trong ngày hoặc đêm. Ốm nghén rất khó chịu và với một số mẹ bầu, nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày của họ. Đáng tiếc rằng không có phương pháp điều trị nào cho hiệu quả cho chứng ốm nghén, bởi cơ địa của từng người là khác nhau.
Tuy vậy, phụ nữ mang thai cũng có thể áp dụng một số cách để giảm nhẹ những cơn buồn nôn và cảm giác nghén khó chịu. Sau đây là 6 tips mà bạn có thể áp dụng để giảm ốm nghén:
1. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Điều quan trọng là phải có một giấc ngủ ngon. Ngủ trưa cũng có thể làm dịu cơn nghén của bạn, nhưng lưu ý không nên ngủ ngay sau bữa ăn, vì điều này có thể làm tăng cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, một vài lời khuyên khác là hãy chuẩn bị một chiếc gối bầu, để hỗ trợ giấc ngủ bạn tốt hơn vì nó sẽ có tác dụng “nâng đỡ” cho lưng và bụng của bạn, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái hơn.
2. Ăn uống cẩn thận hơn
Thức ăn nhiều dầu mỡ, cay và có chứa nhiều caffein sẽ giải phóng axit trong dạ dày, điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của thai nhi khi thai lớn dần và phát triển hơn. Do vậy, thức ăn nhạt vị và không có quá đậm mùi sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Ngoài ra, có nhiều khẩu phần ăn nhỏ trong ngày có thể giúp giảm nguy cơ nôn mửa nhưng vẫn đảm bảo được bạn luôn có đủ lượng thức ăn cần thiết để dạ dày không tiết nhiều axit gây buồn nôn. Vào bữa sáng, bạn có thể bổ sung thêm Carbohydrate có trong khoai tây nướng, cơm và bánh mì nướng để cảm thấy dễ chịu. Vào ban đêm, ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein trước khi đi ngủ sẽ giúp điều chỉnh lượng đường huyết hiệu quả.
3. Tập thể dục và thực hiện các hoạt động thể chất
Các hoạt động thể chất đã được các bác sĩ chứng minh rằng có thể cải thiện các triệu chứng buồn nôn của phụ nữ khi mang thai. Để bản thân bận rộn có thể giúp tâm trí bạn thoát khỏi cảm giác buồn nôn. Đọc sách, giải câu đố, xem ti vi, chơi bài hoặc đi bộ một đoạn ngắn quanh nhà sẽ giúp bạn không nghĩ đến cảm giác nghén.
4. Đảm bảo cung cấp đủ nuớc cho cơ thể
Mỗi khi thấy buồn nôn, một cốc nước có thể là cứu tinh dành cho bạn. Ngoài ra, nếu cơ thể bạn không đủ nước, cảm giác buồn nôn sẽ càng trầm trọng hơn. Bạn còn có thể thêm giấm táo và mật ong vào nước có thể làm cho nó ngon miệng hơn hoặc ngậm đá viên làm từ nước lọc hoặc nước hoa quả cũng là một phương pháp hữu hiệu.
5. Trà gừng
Gừng từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ tiêu hóa và giảm khó chịu ở bụng. Các nghiên cứu cho thấy nó cũng có thể giúp giảm các triệu chứng buồn nôn. Các đồ ăn nhẹ khác làm từ gừng như bánh mì gừng hoặc bánh quy gừng cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho cơn nghén của bạn đấy!
6. Vitamin và thực phẩm bổ sung
Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa nhiều Vitamin B6 hoặc sắt để có thể giúp giảm buồn nôn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu với việc sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung, bạn cũng có thể bổ sung sắt bằng nước cam để tăng khả năng hấp thụ. Vì vậy, ngoài tăng cường chế độ ăn, mẹ bầu có thể bổ sung thêm thuốc bổ tổng hợp mỗi ngày để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể mạnh khỏe, thai nhi phá triển tối ưu.
Mẹ&Con hy vọng những thông tin hữu ích dành cho những mẹ bầu đang gặp tình trạng nghé trong thai kỳ. Để tham khảo thêm các thông tin khác về chế độ ăn lành mạnh dành cho phụ nữ mang thai bạn cũng có thể xem tại đây!