Mẹ và Con - Ngày nay, có không ít người rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn do áp lực từ công việc, học hành hay những điều đang gặp phải. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra những dấu hiệu tâm lý bất ổn để kịp thời can thiệp, điều trị.

Bạn cảm thấy nhạy cảm với những lời khen ngợi từ những người xung quanh? Bạn luôn cảm thấy khó chịu, không muốn trò chuyện hay tâm sự cùng ai? Đôi lúc, việc phản ứng thái quá với những điều đang gặp phải chính là dấu hiệu của một người khi có tâm lý bất ổn.

6 Dấu hiệu tâm lý bất ổn bạn có thể gặp phải

Bạn quan tâm quá mức đến vẻ bề ngoài của mình

Yêu thương và dành thời gian để chăm sóc bản thân không xấu, thậm chí là một điều tốt cần được cổ vũ. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm quá mức đến vẻ bề ngoài, dành toàn bộ thời gian và tâm trí cho vẻ ngoài của mình thì đây có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn đang có tâm lý bất ổn.

Bạn cảm thấy thiếu tự tin, bị rối loạn cảm xúc và dễ bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh. Bạn lo lắng thái quá về việc mọi người nghĩ gì về mình cũng như phụ thuộc quá nhiều vào cảm xúc của người khác. Bên cạnh đó, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất phương hướng, loay hoay trong việc định hình phong cách cho chính mình.

Bạn cảm thấy căng thẳng trong các mối quan hệ

Nếu bạn không điều chỉnh cảm xúc của mình kịp thời, bạn sẽ dễ cảm thấy căng thẳng trong các mối quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và cả những người thân yêu nhất của mình. Bạn luôn cảm thấy bối rối không biết nên cư xử như thế nào khi trò chuyện cùng mọi người, lo lắng không biết mọi người nghĩ gì về mình, tự hỏi liệu mối quan hệ này có thật sự tốt đẹp hay không,…

tâm lý bất ổn

Tâm lý bất ổn sẽ khiến bạn gặp khó khăn khi xây dựng, nuôi dưỡng và phát triển mối quan hệ với mọi người. Lâu dần, điều này có thể khiến bạn đánh mất thiện cảm trong mắt mọi người.

Bạn cảm thấy khó tin tưởng ở những người xung quanh

Một dấu hiệu tâm lý bất ổn khác mà nhiều người hay gặp phải chính là thiếu tin tưởng vào những người xung quanh mình. Bạn không có cảm giác an toàn khi đặt niềm tin vào những mối quan hệ hay giao việc cho một ai đó, chia sẻ với một ai đó.

Điều này thường xảy ra ở những người từng bị tổn thương hoặc từng bị phản bội trong quá khứ. Đặc biệt, những người từng chia tay do có người thứ 3 xuất hiện, có vợ/chồng ngoại tình,… sẽ thường rất dễ gặp kiểu tâm lý bất ổn này.

Bạn khó trấn tĩnh bản thân

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc trấn tĩnh bản thân thì có thể đây là một dấu hiệu tâm lý bất ổn mà bạn không nên xem nhẹ. Khi xảy ra một vấn đề nào đó, thay vì bình tĩnh để đưa ra hướng giải quyết phù hợp, bạn thường có xu hướng phản ứng thái quá và làm cho mọi thứ trở nên trầm trọng hơn.

Với những người có tâm lý bất ổn và không thể tự mình kiềm chế cảm xúc của bản thân, nếu không tìm đến chuyên gia tâm lý để được điều trị kịp thời, bạn sẽ dễ rơi vào rối loạn lo âu, trầm cảm. Ngoài ra, điều này còn gây khó chịu cho những người xung quanh và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn.

tâm lý bất ổn 2

Bạn rất hay thay đổi

Những người có tâm lý bất ổn thường rất hay thay đổi trong suy nghĩ, hành động và cả quyết định của mình. Một phần nguyên nhân của việc này là do bạn không tự tin và không chắc chắn vào những gì bản thân mình đã và đang làm, luôn liên tục thay đổi với mong muốn tìm được hướng xử lý tốt nhất cho mọi vấn đề.

Hơn nữa, sự thiếu tin tưởng của bạn đối với mọi người cũng khiến bạn hay thay đổi để mọi người không thể đoán được suy nghĩ, hành động của bạn. Bạn cho rằng việc người khác biết trước suy nghĩ, hành động hay kế hoạch của mình là một điều không nên, tạo ra điểm yếu cho bản thân mình.

Bạn thay đổi tâm trạng nhanh chóng

Những người “nắng mưa thất thường”, vừa vui vẻ đó nhưng chỉ vài phút sau lại trở nên ủ dột, buồn bã có thể là do bạn đang mắc chứng rối loạn lưỡng cực – một dạng tâm lý bất ổn. Lúc này, bạn sẽ không còn có thể làm chủ được cảm xúc của chính mình mà thay vào đó, bạn phải vật lộn với những cảm xúc được thay đổi liên tục mà thậm chí còn không có lý do rõ ràng.

ngủ đủ giấc

Cần làm gì khi tâm lý bất ổn?

Với thực trạng hiện tại, khi áp lực công việc và cuộc sống ngày một nhiều hơn, số người mắc các bệnh về tâm lý cũng ngày một tăng cao. Để có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe tinh thần, hạn chế tâm lý bất ổn, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Cố gắng ngủ đủ giấc

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy, người bị mất ngủ sẽ dễ rơi vào căng thẳng, rối loạn lo âu hay trầm cảm. Hoặc đơn giản bạn sẽ dễ cáu gắt, bực bội và phản ứng tiêu cực với những gì đang diễn ra. Điều này góp phần đẩy bạn vào trạng thái tâm lý bất ổn và dẫn đến nhiều hệ luỵ khác.

Vì thế, tốt nhất bạn nên cố gắng để đi ngủ đúng giờ, không thức quá khuya và phải ngủ đủ giấc. Quan trọng hơn, cần có một giấc ngủ sâu để cơ thể thật sự được thả lỏng, thư giãn, từ đó tái tạo năng lượng giúp bạn có đủ sức “chiến đấu” với một ngày dài sắp đến.

Với những người có tâm lý bất ổn, việc chìm vào giấc ngủ cũng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, bạn có thể thử một vài cách sau:

  • Đi ngủ sớm hơn: Thay vì bắt đầu lên giường ngủ lúc 10 giờ, bạn có thể tắt đèn phòng và lên giường từ 8-9 giờ. Khoảng thời gian này, bạn có thể nằm im để ra tín hiệu với não rằng bạn đã muốn đi ngủ.
  • Xây dựng thói quen và khung giờ sinh hoạt đều đặn: Việc đi ngủ cố định vào một khung giờ mỗi ngày cũng là một cách để bạn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ thay vì trằn trọc mãi không ngủ được.
  • Uống nước ấm: Một cốc nước ấm trước khi ngủ khoảng 30 – 45 phút cũng là một giải pháp để bạn ngủ ngon hơn.

Trò chuyện, tâm sự

Với một số người, tâm lý bất ổn xuất phát từ việc cảm thấy thiếu an toàn với những người xung quanh. Sẽ thật khó để bạn giãi bày tâm tư tình cảm của mình. Tuy nhiên, việc ôm trong lòng những nỗi đau đang chất chứa sẽ chỉ khiến mọi thứ thêm tồi tệ mà thôi.

Nếu không thể trò chuyện với nhiều người, bạn có thể thử tìm đến một người mà bạn cảm giác tin tưởng nhất hoặc ít nghi ngờ nhất, chẳng hạn như bố hoặc mẹ của mình. Hãy bắt đầu bằng việc kể cho họ nghe về một ngày của bạn và dần dần học cách mở lòng để có thể chia sẻ, tâm sự nhiều hơn.

tâm lý bất ổn 4

Ở bên người mà mình tin tưởng, được nói ra những vấn đề mình đang gặp phải là một liều thuốc hữu hiệu với những người có tâm lý bất ổn. Sẽ thật tuyệt vời khi cho dù chúng ta là ai, chúng ta đang gặp vấn đề gì đi chăng nữa vấn có người ở bên và lắng nghe mình.

Tập thể dục

Các bài tập thể dục không chỉ đốt cháy calo, giúp bạn giảm cân nhanh mà còn giải phóng năng lượng tiêu cực trong cơ thể của bạn. Khi bạn luyện tập, bạn sẽ không tập trung vào những lo lắng, áp lực mà mình đang gặp phải, giúp não bộ được thả lỏng và thư giãn.

Ngoài ra, tập thể dục còn có lợi với những người có tâm lý bất ổn bởi việc tập thể dục giúp bạn giải phóng hormone hạnh phúc để thêm lạc quan, yêu đời hơn.

tập thể dục

Tìm đến chuyên gia tâm lý và nhận điều trị

Trong một số trường hợp, tâm lý bất ổn có thể dẫn đến các chứng bệnh tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm. Lúc này, bạn cần nghiêm túc tìm đến các chuyên gia, các cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh cũng như tìm ra cách điều trị hợp lý nhất.

Các bác sĩ sẽ là người quyết định phương án điều trị của bạn có cần sử dụng thuốc để can thiệp hay không hoặc có cần phải gặp chuyên gia tâm lý mỗi ngày, mỗi tuần hay không.

Tâm lý bất ổn có thể khiến bạn đánh mất chính mình cũng như mất đi mối quan hệ với những người xung quanh. Do đó, hãy chú ý những thay đổi bất thường của mình để có thể kịp thời chẩn đoán và điều trị bạn nhé.

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.