Mẹ và Con - Có một số dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường giai đoạn sớm giúp bạn dễ dàng nhận ra mình có gặp vấn đề sức khỏe hay không. Cùng kiểm tra ngay đó là dấu hiệu nào bạn nhé!

Lượng đường trong máu cao có thể xảy ra với bạn mà không có bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Trên thực tế, hầu hết mọi người không biết mình có lượng đường trong máu cao cho đến khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Để tránh tình trạng không biết mình đang mắc bệnh, bạn cần lưu ý 6 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường giai đoạn sớm sau đây để kịp thời thăm khám và điều trị.

Những dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường thường gặp

Làm thế nào để bạn biết nếu bạn có bệnh tiểu đường hay không? Theo đó, các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường loại 2, chẳng hạn như đi tiểu thường xuyên và khát nước quá mức,… thường rất khó phát hiện, đặc biệt là ở giai đoạn đầu. Nhưng bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo này có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trịng hơn về sau.

Ngay cả lượng đường trong máu tăng nhẹ cũng có thể làm hỏng dây thần kinh, thận và võng mạc của bạn. Lượng đường trong máu của bạn càng cao và bạn càng để lâu không điều trị thì tổn thương có thể càng nặng hơn.

Bạn có thể nhận biết tình trạng sức khỏe của mình thông qua một số dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường từ giai đoạn sớm như:

Bạn đi vệ sinh nhiều hơn

Việc phải đi vệ sinh nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm hoặc do bạn đang mang thai nên thai nhi chèn ép vào bàng quang và khiến bạn cảm thấy buồn tiểu, muốn đi vệ sinh nhiều. Nhưng, cũng cần lưu ý rằng việc vệ sinh với tần suất nhiều hơn cũng là một dấu hiệu cảnh báo cho thấy lượng đường trong máu của bạn có thể đang bị mất ổn định.

những dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường

Bạn thường xuyên bị nhiễm trùng tiết niệu hoặc nấm men

Khi lượng đường trong máu cao và thận không thể lọc đủ tốt, đường sẽ xuất hiện trong nước tiểu của bạn. Môi trường ở “bộ phận nhạy cảm” ẩm ướt có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu và nấm men, đặc biệt là với phụ nữ. Do đó, nếu bạn thường xuyên bị nhiễm nấm bộ phận sinh dục hay nhiễm trùng đường tiết niệu, đó có thể là một dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường giai đoạn sớm mà bạn nên cẩn trọng.

Bạn đang giảm cân mà không cần cố gắng

Nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn không thể sử dụng glucose (đường) một cách hiệu quả để tạo năng lượng. Thay vào đó, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy lượng mỡ dự trữ và bạn có thể bị giảm cân bất ngờ.

Do vậy, nếu bạn đang cảm thấy mình vẫn ăn uống bình thường, không ăn kiêng nhưng cân nặng lại giảm nhanh, đột ngột thì đây có thể là một dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường hoặc đang gặp các vấn đề sức khỏe.

Mắt mờ, khó nhìn

Lượng đường cao có thể làm biến dạng thấu kính trong mắt, gây suy giảm thị lực của bạn. Những thay đổi về thị lực, đặc biệt là tình trạng mắt mờ, tầm nhìn kém, khó nhìn,… đôi khi là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc kiệt sức

Một số nguyên nhân cơ bản gây mệt mỏi có thể liên quan đến bệnh tiểu đường/lượng đường cao, bao gồm mất nước (do đi tiểu thường xuyên, có thể làm gián đoạn giấc ngủ) và tổn thương thận. Cảm giác kiệt sức này thường dai dẳng và có thể cản trở các hoạt động hàng ngày của bạn.

dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường giai đoạn sớm

Bạn nhận thấy da đổi màu

Một dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường phổ biến đó chính là vùng da sẫm màu ở nếp gấp cổ và trên các khớp ngón tay của người bệnh. Tình trạng kháng insulin có thể gây ra tình trạng này, được gọi là chứng gai đen.

Các dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường khác nhau như thế nào ở phụ nữ và nam giới?

Các dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ thường rõ rệt hơn do bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng hơn. Theo CDC, bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim lên khoảng 4 lần ở phụ nữ so với 2 lần ở nam giới. Phụ nữ cũng có nguy cơ cao mắc các biến chứng khác liên quan đến bệnh tiểu đường như mù lòa, bệnh thận và trầm cảm.

Một số dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường ở phụ nữ gặp nhiều hơn so với nam giới gồm có:

  • Suy giảm ham muốn tình dục
  • Khó mang thai hoặc gặp các biến chứng khi mang thai.
  • Tăng cân trong thời kỳ mãn kinh
  • Nhiễm trùng nấm men hoặc đường tiết niệu thường xuyên

Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn đường được không?

Câu trả lời ngắn gọn chính là có! Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn muốn ăn bao nhiêu đường cũng được. Thay vào đó, bạn cần học cách kiểm soát lượng đường bạn tiêu thụ và cách đưa ra những lựa chọn lành mạnh mỗi ngày.

những dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường giai đoạn sớm

Vậy người mắc bệnh tiểu đường nên ăn bao nhiêu đường trong một ngày? Khi có dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường, bạn nên giảm lượng đường mình ăn và đến bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm để xem mình có bị tiểu đường hay không. Nếu có, bác sĩ có thể tư vấn bạn về lượng đường và chất ngọt mà bạn có thể bổ sung hằng ngày.

Mặc dù Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không đưa ra bất kỳ hướng dẫn nào về lượng đường tiêu thụ nhưng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị không quá 25 gam (6 thìa cà phê) mỗi người mỗi ngày. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị 36 gam (9 thìa cà phê) mỗi ngày đối với nam giới và 25 gam (6 thìa cà phê) mỗi ngày đối với phụ nữ.

Những dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường có thể khác nhau ở mỗi người. Bạn có thể chỉ có một hoặc hai triệu chứng trong số toàn bộ các triệu chứng trên. Dù vậy thì. cũng không nên chủ quan mà hãy thăm khám sớm để có thể phát hiện bệnh kịp thời, từ đó điều trị hiệu quả hơn bạn nhé!

Bài viết liên quan