1. 50% dành cho chi phí thiết yếu
Là những khoản mà bạn chắc chắn phải bỏ ra bất kể bạn ở đâu, làm gì hay có kế hoạch gì trong tương lai. Thông thường, những chi phí này thường giống nhau ở hầu hết mọi người, bao gồm tiền ăn, tiền ở, chi phí đi lại và các hóa đơn tiện ích như điện, nước.
Hãy cố gắng để tổng chi phí thiết yếu không vượt quá 50% lương. Nhưng nếu con số đó lớn hơn 50%, hãy thử giảm tiền các hóa đơn xuống như sử dụng phương tiện công cộng thay vì phương tiện cá nhân,…
Mà nếu không thể làm được điều đó nữa thì bắt buộc bạn phải giảm 5% ở mỗi danh mục tiếp theo. (bạn cắt giảm ở phần chi tiêu cá nhân, chứ không nên giảm ở mục tiêu tài chính).
2. 20% thu nhập dành cho tiết kiệm và đầu tư
Bước tiếp theo là dành 20% lương để phục vụ cho mục tiêu tài chính lâu dài của bạn bao gồm tiết kiệm, và quỹ dự phòng. Danh mục này chỉ nên được bổ sung khi danh mục chi phí thiết yếu đã được xét đến và trước khi bạn kịp nghĩ đến bất cứ điều gì thuộc danh mục chi tiêu cá nhân.
“Nghỉ hưu” có thể là một khái niệm không cần thiết ở tuổi 20, 30 nhưng hãy nhớ bạn càng bắt đầu tiết kiệm sớm bao nhiêu thì tuổi già của bạn càng thoải mái bấy nhiêu khi không phải nghĩ đến chuyện tích cóp hằng ngày.
3. 30% thu nhập của bạn – chi tiêu cho cá nhân
Danh mục cuối cùng và cũng là yếu tố có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong ngân sách của bạn – những chi phí không thiết yếu. Một số chuyên gia tài chính xem xét đây là danh mục hoàn toàn linh hoạt nhưng trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cho rằng một số thứ thuộc những thứ “xa xỉ” là một phần không thể thiếu với họ. Lý do danh mục này chiếm phần trăm lớn hơn mục tiêu tài chính là bởi có quá nhiều thứ thuộc vào đây.
Những chi phí phục vụ cuộc sống cá nhân bao gồm tiền điện thoại, thực phẩm giải trí, du lịch, mua sắm,… Cũng giống như danh mục chi phí thiết yếu, 30% là tỷ lệ tối đa bạn nên dành cho cuộc sống cá nhân.
Một cách suy nghĩ khá nguy hiểm mà bản thân mình cũng hay mắc phải là cho rằng mấy đồng bạc đáng là bao. Tại sao cứ nên để dành 10 – 20% mỗi tháng. Giờ có bao nhiêu tiền đâu mà để với chả dành.
Nhưng bạn biết không, mấy đồng bạc đó, khi gộp lại sẽ có giá trị rất lớn. Một ngày bạn uống bớt một cốc cà phê đi sẽ tiết kiệm 15-20k. Một tháng bạn tiết kiệm 450 – 600k. Một năm nó sẽ là 5 – 7 triệu. Bạn có thể góp số tiền đó vào quỹ tiết kiệm và dành dụm cho tương lai, phòng cho những trường hợp như thế này.
Ngay sau khi được đăng tải cách đây chưa lâu, bài đăng này ngay lập tức nhận được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Rất nhiều bình luận bày tỏ quan điểm đồng tình đã được để lại bên dưới:
“Kỷ nguyên thông minh này, không quan trọng bạn làm được bao nhiêu tiền, mà quan trọng, bạn có một kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và cụ thể đến độ nào”.
“Bên cạnh công thức này, còn có quy tắc 6 hũ cũng khá hay mà các bạn có thể tìm kiếm trên mạng để về áp dụng. Tiền dù nhiều cách mấy nhưng nếu không biết cách chi tiêu thông minh thì cũng sẽ toang”.
“Đúng là vào những thời đoạn khó khăn đến bất ngờ như mùa dịch, bản thân mình mới biết những kế hoạch tài chính quan trọng đến độ nào”.
Cuộc sống luôn có những khó khăn đến một cách bất ngờ, cho nên những kế hoạch tài chính cá nhân chi tiết và thông minh luôn mang đến cho chủ nhân sự an tâm để có thể vượt qua những thử thách nhất thời. Mùa dịch qua đi là cơ hội để chúng ta có thể trở lại một cách mạnh mẽ hơn nữa và là cơ hội để sống một cuộc sống chi tiêu lành mạnh hơn.