Ngồi bắt chéo chân
Khi mang thai, mẹ nên từ bỏ thói quen ngồi bắt chéo chân. (Ảnh minh họa)
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, thói quen ngồi này sẽ khiến tình trạng đau lưng ở các mẹ bầu trầm trọng thêm. Lúc này, phần hông sẽ bị xoắn lại tạo áp lực cho vùng xương chậu, kéo theo hệ thống xương ở lưng bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó nếu bạn bị phù chân, tư thế ngồi bắt chéo sẽ làm cho chân sưng nặng hơn. Bởi khi đó, máu sẽ khó quay trở về tim mà tích tụ dần lại và gây nên tình trạng phù nặng.
Ngồi ngửa người
Ngồi ngửa người ra sau, bụng cao và vai buông thỏng là tư thế nhiều mẹ bầu thực hiện mỗi khi cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, đây là tư thế ngồi không tốt cho mẹ, vì bụng bầu nặng nề sẽ dồn hết áp lực ra phía sau dẫn đến đau mỏi lưng.
Ngồi không tựa lưng
Ngồi không tựa lưng là nguyên nhân khiến cơn đau lưng thai kỳ của mẹ trầm trọng hơn. (Ảnh minh họa)
Trong thời gian mang thai, việc mẹ ngồi không tựa lưng sẽ gây áp lực lớn cho cột sống. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia là thai phụ nên chọn nơi có điểm tựa vững vàng mỗi khi ngồi. Những chiếc ghế tựa có lưng cao có thể đỡ được hết phần lưng cần được ưu tiên vì giúp cơ thể mẹ thoải mái và giảm tình trạng đau lưng một cách hiệu quả.
Ngồi gập người về trước
Đây là tư thế ngồi ít mẹ bầu gặp phải, nhưng do tính chất công việc một số mẹ vẫn thường xuyên thực hành kiểu ngồi này. Khi bạn gập người về trước sẽ gây bất lợi rất nhiều cho thai nhi, điển hình là tình trạng chèn ép. Thêm vào đó, cơ thể bé đang trong giai đoạn hình thành, nếu bị hạn chế quá lâu trong một tư thế sẽ để lại những di chứng vĩnh viễn về sau.
Ngồi nửa mông
Trong lúc thư thả, mẹ bầu thường thoải mái ngồi nửa mông trên ghế hoặc trên giường. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng, mẹ nên tránh tư thế này trong thời gian bầu bí. Bởi việc ngồi nửa mông làm ảnh hưởng đến cột sống vốn đã chịu nhiều áp lực từ thai nhi sẽ khiến mẹ dễ bị nhói lưng, gây mệt mỏi, khó chịu.
– Khi ngồi ghế mẹ nên ngồi sâu vào trong, vì ngồi mép ngoài dễ bị trượt, gây nguy hiểm cho thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tựa thẳng vào lưng ghế, thả lỏng và mở song song hai chân mỗi khi ngồi.
– Khi ngồi, mẹ cũng cần lưu ý dùng tay chống lên đùi hoặc vịn vào ghế rồi từ từ đặt mông xuống, tránh ngồi đột ngột.