Mẹ&Con – Đau lưng, chuột rút là những triệu chứng phổ biến thường gặp ở mẹ bầu, khiến bầu vô cùng khổ sở. Làm thế nào để đối phó với những triệu chứng khó chịu này. Dưới đây là những gợi ý dành cho bầu. Những động tác tập yoga cơ bản khi mang thai 8 bí quyết giúp bầu tránh đau lưng thai kì Xử lý khi bị chuột rút

Chuột rút thời thai kỳ

Chuột rút thời thai kỳ

Bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Có. Không những làm bầu đau đớn, mà nguy hiểm hơn là bầu có thể bị té ngã, ảnh hưởng đến bào thai

Làm gì để tránh được chuột rút khi mang thai?

Có nhiều cách giúp bầu phòng tránh chuột rút trong thai kỳ, bầu có thể tham khảo những cách dưới đây:

– Chọn tư thế thoải mái nhất khi ngủ hay khi ngồi để cơ chân được thả lỏng.

tránh chuột rút

Thả lỏng cơ chân khi ngồi hay ngủ giúp các bầu không bị chuột rút (Ảnh minh họa)

– Không đứng quá lâu vì sẽ tạo sức ép lên đôi chân, khiến bầu dễ bị chuột rút. Bên cạnh đó, khi ngồi không nên ngồi bắt chéo chân sẽ chèn ép mạch máu, làm cho máu huyết ứ trệ cũng dễ bị chuột rút.

– Uống nhiều nước khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu tránh được căng thẳng mệt mỏi, táo bón mà còn giúp phòng tránh được chuột rút. Vì nước là chất vận chuyển chất dinh dưỡng tới các cơ quan trong cơ thể, thiếu nước khiến cho các cơ quan hoạt động kém đi. Trung bình mỗi ngày mẹ bầu nên uống từ 8-10 ly nước (2,5 lit nước)

 – Các bài tập như yoga, đi bộ tập thể dục và tắm nắng kết hợp với mát xa chân sẽ giúp bổ sung vitamin D và hấp thụ canxi, đồng thời giúp máu lưu thông dễ dàng.

tập yoga

(Ảnh minh họa)

– Xoay mắt cá chân, ngọ nguậy ngón chân, thả lỏng các cơ khi ngồi làm việc, ăn tối hoặc xem tivi.

– Chế độ ăn hàng ngày, cần bổ sung các loại trái cây chứa nhiều canxi, magie như tôm, cá, trứng, đậu, sữa, su su, dưa lê, nho,…để tránh chuột rút.

– Chọn những loại giày dép rộng, đế bằng có ma sát vừa tạo sự thoái mái vừa an toàn khi di chuyển.

chọn trang phục bầu phù hợp

Các loại giày, dép bệt giúp bàn chân bầu thoải mái không lo chuột rút (Ảnh minh họa)

– Tắm bằng nước ấm vào buổi tối hay trước khi đi ngủ để các cơ được…thư giãn

– Luôn giữ ấm chân, khi ngủ nằm kê chân lên cao, nằm nghiêng về bên trái để máu lưu thông tốt và nhớ là kê dưới chân và bụng một chiếc gối mềm để thoải mái tránh tạo sức ép lên bụng và chân.

– Xoa bóp cơ và co duỗi bắp chân thường xuyên vào ban ngày và trước khi đi ngủ, để máu được tuần hoàn, lưu thông.

Khi bị chuột rút bạn nên làm gì?

Khi bị chuột rút bầu từ từ duỗi thẳng chân đồng thời uốn cong các ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân làm các cơ hết co thắt. Cách này, sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, các cơn đau sẽ đi đáng kể. Sau đó, tiếp tục xoa bóp chân hoặc chườm chai nước ấm lên chỗ bị chuột rút kết hợp lắc lư chân hoặc đứng dậy đi lại.

Cách đối phó với đau lưng trong thai kỳ

phòng tránh đau lưng cho bầu

Bầu bị đau lưng có nguy hiểm không?

Hầu như đau lưng trong thai kỳ, chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của mẹ mà không ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp ảnh nếu người bị đau lưng quá mức cũng không tốt cho thai nhi.

Làm thế nào để đối phó với đau lưng trong thai kỳ?

đối phó với đau lưng trong thai kỳ

Bài tập kéo giãn cơ lưng giúp giảm đáng khi đau lưng của mẹ (Ảnh minh họa)

Tập những bài vận động nhẹ nhàng: Việc vận động và tập các bài thể dục nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể và tăng cường sức khỏe, độ dẻo dai của các cơ, đặc biệt,  là cơ bụng giúp giảm áp lực lên lưng. Một số bài tập đơn giản như: Nằm nâng hông và kéo bụng, kéo giãn lưng sẽ giúp bầu giải tỏa căng cơ rất tốt, bầu có thể tập tại nhà hoặc nơi làm việc đều được.

Mát xa toàn thân : Mát xa vùng thắt lưng và hông đúng cách giúp cơ thể thoải mái, dễ chịu và giảm đau lưng. Hoặc bầu cũng có thể đặt túi chườm nóng lên vùng lưng đau nhức sẽ giúp tăng cường quá trình lưu thông máu ở khu vực này, nhờ đó có tác dụng giảm đau.

– Chú ý các tư thế khi đứng, ngồi, nằm: Khi ngồi, đứng cần giữ cho cột sống và vai thẳng, làm sao cho thoải mái có chỗ dựa để làm giảm áp lực lên lưng. Nên tránh đứng hay giữ nguyên ở một tư thế quá lâu. Khi nằm nhớ lót phía dưới lưng một chiếc gối mềm, bầu sẽ thấy thoải mái hơn.

Không nên tăng cân quá nhiều: Mức cân năng lý tưởng nhất trong thời gian mang thai là bầu chỉ nên tăng từ 10-15kg.

áp lực tăng cân

Tăng cân gây áp lực nhiều hơn lên lưng (Ảnh minh họa)

– Hạn chế mang vác vật nặng hay vặn người khi mỏi, đau lung: Thường xuyên mang vác đồ nặng và cúi gập người xuống không chỉ tăng nguy cơ bị động thai mà còn là nguyên nhân gây đau lưng cho mẹ bầu. Vậy nên, khi mang thai đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ bầu không nên làm việc nặng, làm việc quá sức để tốt cho cả mẹ và con.

Nói không với giày cao gót: Khi mang thai mẹ bầu nên chọn những đôi dày, dép đế bệt có ma sát tốt, để di chuyển an toàn và thoái mái. Những đôi dày cao gót không chỉ tiềm ẩn nguy cơ bị té ngã, dẫn đến động thai mà còn là nguyên nhân khiến chân bị phù nề, mỏi lưng gây khó chịu cho bầu.

– Sử dụng các loại lá, củ như ngải cứu rang muối, rượu gừng xoa bóp lưng sẽ làm giảm đau

Khi bị đau lưng bầu nên làm gì?

 Khi những cơn đau lưng ập đến bầu nên ngồi thẳng lưng, có chỗ dựa thoải mái, kết hợp mát xa hoặc chườm nóng để giảm đau.

Khi bị đau lưng, chuột rút mẹ bầu không nên tự ý mua và uống bất cứ thuốc giảm đau nào. Nếu tình trạng trở nên tồi tệ nên gặp bác sĩ để được tư vấn thêm.

Tags:

Bài viết liên quan