Mẹ và Con - Những ai có nguy cơ đột quỵ cao và đâu là những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ giúp chúng ta dễ dàng nhận biết để kịp thời cấp cứu, can thiệp? Xem ngay các dấu hiệu trong bài viết sau!

Có những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ mà khi phát hiện sớm, có thể kịp thời đưa người thân đến bệnh viện để được can thiệp, hạn chế tối đa biến chứng cũng như tử vong. Dưới đây là những biểu hiện của đột quỵ thường gặp nhất mà bạn có thể quan sát được.

Những ai có nguy cơ bị đột quỵ?

Theo thống kê thì hiện nay, số người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) tại Việt Nam đã đạt mốc trên 200.000 người mỗi năm. Và chỉ có 100.000 người, tức ½ số người bị đột quỵ sống sót nhưng mắc các di chứng về thần kinh, vận động. 

Có thể thấy, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ và số người bị đột quỵ hiện tại đang tăng dần theo từng năm. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn:

  • Nam giới
  • Người trên 50 tuổi
  • Gia đình tiền sử có người bị đột quỵ
  • Đã từng bị đột quỵ
  • Người có bệnh lý tim mạch
  • Bị tiểu đường
  • Bị tăng huyết áp ( tham khảo ăn gì để ngăn ngừa tăng huyết áp )
  • Ít vận động, tập thể dục
  • Hút thuốc lá chủ động/bị động
  • Ít ăn rau xanh, ăn uống kém lành mạnh, dùng nhiều đồ ăn dầu mỡ
  • Thường xuyên uống rượu bia và đồ uống có cồn
  • Người béo phì
dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ
Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ

5 dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ

Một người trước khi bị đột quỵ sẽ có những dấu hiệu khác thường. Các dấu hiệu báo trước đột quỵ có thể không rõ ràng nhưng cũng có những trường hợp, bạn sẽ thấy nhiều dấu hiệu cùng lúc.

Thời điểm vừa xuất hiện các dấu hiệu này, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện để can thiệp thì nguy cơ tử vong sẽ thấp hơn, cũng ít bị các biến chứng nặng như liệt nửa người, sống đời sống thực vật.

Dưới đây là 5 dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ phổ biến:

  • Đột ngột cử động khó khăn. Lúc này, người bệnh khó có thể cử động tay chân, đặc biệt là giơ cao tay. Nếu bạn nghi ngờ người xung quanh mình có dấu hiệu đột quỵ do yếu liệt một bên cơ thể, hãy yêu cầu họ thử giơ hai tay lên. Một dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ sắp xảy đến chính là người đó không thể cùng lúc giơ hai tay qua đầu được.
  • Giọng nói bị thay đổi cũng là triệu chứng của bệnh đột quỵ. Người bệnh không thể phát âm tròn vành rõ chữ, dễ nói lắp, nói ngọng, bị dính chữ. Có thể yêu cầu người có dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thử nói một câu ngắn để xem họ có thể nói hoàn chỉnh hay không.
  • Bị yếu, liệt một bên mặt cũng là một dấu hiệu trước đột quỵ. Người xuất hiện triệu chứng này thường đi kèm với tình trạng mặt bị chảy xệ, cười méo mó, gương mặt mất cân đối. 
  • Một dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ khác chính là cơn đau đầu hoặc chóng mặt diễn ra đột ngột. Người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau vô cùng nghiêm trọng, không thuyên giảm dù có sử dụng thuốc giảm đau. Cơn đau đầu sẽ đi kèm với triệu chứng gặp khó khăn khi ngồi hoặc đi đứng dù không bị yếu liệt các chi.
  • Dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ cũng có thể là tình trạng mờ mắt, hoa mắt, suy giảm thị lực đột ngột, không nhìn rõ những vật xung quanh dù ở cự ly gần.

biểu hiện của đột quỵ

4 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ theo quy tắc F.A.S.T

Ngoài các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ trên, bạn cũng có thể nhận biết cơn đột quỵ sắp xảy ra và xử trí kịp thời theo quy tắc F.A.S.T:

  • F (face): Nhận biết đột quỵ qua khuôn mặt, người bị đột quỵ có xuất hiện tình trạng mặt chảy xệ một bên, mất cân đối, cười méo mó.
  • A (arm): Cánh tay, chân người bệnh khó cử động, không thể giơ cao hai tay cùng một lúc.
  • S (speech): Dấu hiệu cảnh báo trước đột quỵ nằm ở giọng nói bị thay đổi, không còn nói được rõ chữ như bình thường.
  • T (time): Nếu thấy có các triệu chứng trước khi đột quỵ trên thì nên đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Thời gian can thiệp càng ngắn thì khả năng phục hồi sẽ càng cao.

dấu hiệu cảnh báo đột quỵ

Nên làm gì khi có dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ?

Thời gian đột quỵ sau khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên có thể là vài phút hoặc vài giờ tùy theo thể trạng của từng người. Khó có thể nói trước được chính xác thời điểm diễn ra cơn đột quỵ là khi nào. Có những trường hợp các dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ xảy ra trong lúc ngủ nên rất khó để nhận biết và xử lý.

Tuy nhiên, kể từ khi có những triệu chứng đột quỵ đầu tiên thì không nên chần chừ mà tìm đến sự trợ giúp của người bên cạnh để đi cấp cứu càng sớm càng tốt. 

Nếu không được điều trị kịp thời, người bị đột quỵ có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như: phù não, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, động kinh, co cứng chi, mất khả năng ngôn ngữ, nhồi máu cơ tim, mất thị lực, tê liệt các chi,… Nguy hiểm hơn, người bị đột quỵ còn có thể tử vong nếu can thiệp chậm trễ.

biến chứng đột quỵ

Các thắc mắc thường gặp về dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ

Có thể bị đột quỵ khi đang ngủ không?

Có! Có đến khoảng 14% các ca đột quỵ xảy ra trong lúc ngủ khiến nhiều người không thể nhận biết các dấu hiệu này và can thiệp sớm trong “thời gian vàng” (khoảng 3- 4,5 giờ sau khi phát hiện dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ).

Cánh tay nào bị tê nếu bạn bị đột quỵ?

Bạn có thể bị tê bên trái cơ thể nhưng cũng có thể bị tê bên phải hoặc cả hai bên. Tình trạng tê tay, chân thường đi kèm với chuột rút và cảm giác đau đớn.

Một triệu chứng đột quỵ vô cùng rõ rệt chính là tê bì chân tay một bên, có thể là bên trái hay bên phải, có thể không thể cử động được do yếu liệt khi người bệnh bị đột quỵ. Tình trạng tê có thể đi kèm với chuột rút, đau đớn.

Có thể bị đột quỵ mà không biết hay không?

Nhiều người bị đột quỵ nhẹ, cơn đột quỵ thoáng qua khiến các mô tổn thương nhẹ, dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ không rõ rệt nên khó nhận biết. Tuy nhiên, các dấu hiệu đột quỵ này vẫn có thể được phát hiện thông qua hình ảnh khi chụp CT hoặc MRI não. 

Đột quỵ nguy hiểm ra sao ? Đây là một tình trạng sức khỏe không thể xem thường bởi có thể dẫn đến tử vong. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ thì không nên bỏ qua thời gian vàng để cấp cứu điều trị bạn nhé!

Bài viết liên quan