Rối loạn hành vi ở trẻ thường phổ biến hơn so với người lớn, bởi vì đây là giai đoạn khởi trẻ bắt đầu có sự tiếp nhận các biện pháp giáo dục, có sự nhận thức và hình thành phản ứng cá nhân. Đặc biệt trong mùa dịch bệnh khi các ngày giãn cách xã hội kéo dài thì hành vi và cách cư xử của trẻ có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn nữa do các thói quen đều bị “đảo lộn” và trẻ không có cơ hội để giao tiếp với thế giới xung quanh.
Rối loạn hành vi ở trẻ chủ yếu là do những trải nghiệm mà trẻ em có được do môi trường giáo dục mà các bé nhận được, hoặc từ sự tò mò và kích thích xung quanh chúng. Hầu hết các rối loạn hành vi này là một phần của thời thơ ấu và chúng sẽ giảm dần khi đứa trẻ lớn lên. Tuy vậy, một số trẻ không thể tự cải thiện hành vi của mình và cần đến sự trợ giúp của chuyên gia. Thế nên trong bất kỳ trường hợp nào, cha mẹ cũng phải là người luôn bên cạnh con, thấu hiểu và kiên nhẫn nuôi dạy con. Đó là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc điều trị cho các chứng rối loạn hành vi ở trẻ.
Cùng Mẹ và Con tìm hiểu về các biểu hiện rối loạn hành vi ở trẻ để có những biện pháp giáo dục con kịp thời các ba mẹ nhé!
Các chứng bệnh rối loạn hành vi ở trẻ
1. Rối loạn chống đối
Với chứng rối loạn chống đối, ba mẹ sẽ thấy con mình hay có những biểu hiện như sau:
• Từ chối tuân theo các quy tắc
• Thường xuyên bộc phát cơn tức giận
• Thường xuyên lặp đi lặp lại sự nóng nảy, tức giận
• Cố ý chọc phá, chọc tức người khác
• Thường xuyên đánh nhau trong lớp và tìm cách trả thù bạn
• Không sẵn sàng thương lượng hoặc thỏa hiệp
• Có hành vi thù địch hoặc ác ý và nói xấu người khác
Khi thấy con có biểu hiện này, bạn cần phải cực kỳ kiên nhẫn và cảm thông đối với trẻ. Làm cho đứa trẻ cảm thấy ít bị kiểm soát hơn và cho chúng quyền lựa chọn có thể hữu ích. Ngoài ra, nếu không thể giúp con thì bạn cần đưa con đến với các chuyên gia tâm lý trị liệu là rất hữu ích để hỗ trợ đối phó với bệnh, cũng như giúp con hiểu và vượt qua sớm hơn.
2. Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý có ba loại chính là rối loạn giảm chú ý, loại bốc đồng (không kiểm soát được năng lượng) và loại kết hợp. Chứng tăng động giảm chú ý thường không được chẩn đoán chính xác ở trẻ em và thường bị người lớn gán cho là những đứa trẻ hư, có cách hành xử tệ nhưng thật sự khó khăn của con thực sự bắt nguồn từ một chứng rối loạn. Những điều được đề cập dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất của chứng rối loạn này.
• Dễ dàng bị phân tâm
• Khó ở một chỗ hoặc vị trí / khó đứng yên
• Khó tập trung
• Khoảng thời gian chú ý ngắn hơn
Khi con có mắc chứng rối loạn hành vi này, thì con cần phải được tiếp nhận sự điều trị chuyên nghiệp về tâm lý trị liệu và dùng thuốc đối với những trường hợp nặng. Ngoài ra, gia đình, cũng như giáo viên và người chăm sóc cần dành nhiều sự quan tâm và đồng cảm với các yêu cầu của trẻ.
3. Rối loạn lo âu
Trẻ mắc chứng rối lo âu phần lớn sẽ có các biểu hiện như:
• Đau bụng
• Nhịp tim nhanh
• Đổ mồ hôi
• Chóng mặt
• Khó tập trung
• Tức giận hoặc cáu kỉnh vô cớ
• Bồn chồn
• Căng cơ
• Thở nhanh
• Hoảng loạn
• Lo lắng
• Mất ngủ
Trong thời thơ ấu, có thể khó xác định trẻ lo lắng và mắc chứng rối loạn lo âu vì trẻ không có khả năng bộc lộ hết tất các triệu chứng và suy nghĩ của mình. Lo lắng chia ly là một trong những rối loạn lo âu phổ biến nhất khi trẻ sống một gia đình không hạnh phúc, hoặc những lúc bị thúc ép đi học, đến trường, và do nhiều nguyên nhân khác như chuyển trường, xa gia đình… Cho dù rối loạn lo âu là gì, việc sống chung với nó sẽ trở nên rất khó khăn đối với trẻ. Do đó, cha mẹ phải thường xuyên trò chuyện với con và cân nhắc liệu pháp tâm lý và trợ giúp chuyên môn.
4. Trầm cảm
Trầm cảm ở trẻ em thường không được chú ý đến, nhưng nó thật sự xuất hiện ở trẻ và làm con khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, cũng như có những hành vi khác thường, không cư xử chuẩn mực. Chúng được chia thành các triệu chứng liên quan đến tâm trạng, các triệu chứng thể chất, các triệu chứng liên quan đến hành vi và các triệu chứng nhận thức.
• Tâm trạng: Khó chịu, tức giận, dễ thay đổi tâm trạng, hay khóc.
• Cảm giác kém cỏi, vô vọng và vô dụng (ví dụ: “Tôi không thể làm gì đúng”) hoặc tuyệt vọng.
• Hành vi: Gặp rắc rối ở trường hoặc không chịu đi học, trốn tránh bạn bè hoặc anh chị em, có ý định tự tử.
• Nhận thức: Khó tập trung, học lực sa sút.
• Kiểu ngủ: Khó ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
• Thể chất: Mất năng lượng, thay đổi cảm giác thèm ăn, sụt hoặc tăng cân.
Trầm cảm ở trẻ em nhiều lần được coi là hành vi tìm kiếm sự chú ý ở trẻ em và dẫn đến việc chúng bị gọi là nhút nhát hoặc không quan tâm. Biết lý do đằng sau sự không quan tâm này là rất quan trọng. Vì thế, cha mẹ phải tiến hành kiểm tra các triệu chứng khi nghi ngờ trầm cảm và tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia bằng thuốc, liệu pháp tâm lý.
5. Rối loạn ứng xử
Các triệu chứng rối loạn ứng xử bạn có thể bắt gặp ở con như:
• Hành vi hung dữ: Cố ý làm hại động vật, bắt nạt người khác.
• Hành vi lừa dối: Nói dối, ăn cắp, đột nhập và xâm nhập.
• Hành vi hủy hoại: Cố ý làm hư hỏng tài sản.
• Vi phạm nội quy: Cố ý trốn học, bất chấp quyền hạn.
Rối loạn ứng xử có các mức độ nghiêm trọng khác nhau như nhẹ, trung bình và nghiêm trọng. Bệnh được coi là nghiêm trọng tùy thuộc vào cường độ của các triệu chứng nêu trên. Khi đối mặt với những triệu chứng khó nói này, tốt nhất cha mẹ nên cân nhắc đến các liệu pháp tâm lý cho con. Nhà trị liệu cũng có thể phân tích các mô hình gia đình và đề xuất liệu pháp gia đình hoặc hướng dẫn của cha mẹ hoạt động tốt hơn như một đơn vị toàn gia đình. Thuốc trong những trường hợp nghiêm trọng sẽ giúp ích tốt nhất khi kết hợp với liệu pháp tâm lý vì nó điều trị hành vi bốc đồng và các khía cạnh nhận thức cũng như cảm xúc của rối loạn.
Nuôi dạy con cái là cả một nghệ thuật và không phải cha mẹ cũng may mắn có được những đứa con khỏe mạnh, ngoan ngoãn, biết vâng lời. Trẻ em thường khó kiểm soát, khó dạy và đưa vào khuôn khổ vì chúng ta cần tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ. Do đó, khi con gặp những vấn đề về tâm lý và hành vi thì cha mẹ cần theo dõi sát sao, bên cạnh con, trò chuyện cùng con và cùng tìm cách giúp đỡ.