Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe thể chất cũng như sức khỏe tinh thần và cảm xúc của chúng ta. Khi bạn đang “đấu tranh” với chứng trầm cảm, hãy thử có một số thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống của mình bạn nhé. Điều này sẽ có khả năng hỗ trợ chữa bệnh trầm cảm và mang đến ảnh hưởng tích cực hơn đến cuộc sống hàng ngày của bạn.
Những thực phẩm làm cho chứng trầm cảm nặng thêm
Người đang chữa bệnh trầm cảm nên hạn chế một số loại thực phẩm tác động xấu đến cơ thể, khiến bạn chìm đắm trong những cảm xúc tồi tệ dưới đây:
Thực phẩm tinh chế
Thuật ngữ “tinh chế” dùng để chỉ các dạng đường và tinh bột không tồn tại trong tự nhiên. Vì thế, các loại thực phẩm tinh chế, chẳng hạn như gạo trắng, mì ống, bánh quy giòn, bánh mì, khoai tây chiên và thực phẩm tẩm bột… sẽ cung cấp ít hoặc không cung cấp bất kỳ giá trị dinh dưỡng nào cho cơ thể của bạn. Thậm chí, các loại thực phẩm này còn cướp đi các vitamin B quan trọng trong quá trình tiêu hóa của bạn.
Khi bạn nạp các loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế, lượng đường trong máu sẽ giảm đi đáng kể, từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng buồn bã.
Đường
Chúng ta thường được nghe rằng, các loại đồ ăn thức uống có đường thường không tốt cho cơ thể của bạn. Bởi chúng không chỉ khiến bạn mất đi vòng eo con kiến mà còn tác động đáng kể đến tâm trạng của bạn.
Bánh ngọt, bánh quy, ngũ cốc, trà sữa hay thậm chí cả gia vị như nước sốt thịt nướng, nước sốt salad,… đều có chứa một lượng đường lớn mà bạn nên tránh xa nếu đang phải chữa bệnh trầm cảm.
Caffeine
Caffeine có thể giúp bạn bắt đầu ngày mới với tinh thần phấn chấn. Tuy nhiên, đây chính là “thủ phạm” kéo dài thời gian chữa bệnh trầm cảm của bạn. Khi bạn dùng quá nhiều caffeine hoặc các loại nước tăng lực, cơ thể của bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào cuối ngày, từ đó khiến tâm trạng của bạn vì thế mà “xuống dốc”.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống cà phê một cách vừa phải, khoảng 2-3 tách cà phê mỗi ngày để bổ sung chất chống oxy hóa tốt cho cơ thể đấy nhé!
Các loại thức uống có cồn
Hạn chế bia rượu chính là kim chỉ nam dành cho những người đang phải chữa bệnh trầm cảm. Bạn có biết, các loại thức uống có cồn đều có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, khiến bạn suy giảm khả năng phán đoán cũng như tốc độ phản ứng với những gì đang diễn ra? Nhiều loại thức uống có cồn thực sự có thể phá hoại tâm trạng của bạn và làm thay đổi đột ngột lượng đường trong máu.
Mặc dù một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một lượng rượu vang nhỏ có thể cải thiện sức khỏe của bạn nhưng nếu bạn đang phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm, tốt nhất đừng nên sử dụng các loại thức uống có cồn nhé.
Các loại thực phẩm giúp chữa bệnh trầm cảm hiệu quả
1. Táo
Một quả táo mỗi ngày có thể đẩy lùi cảm giác căng thẳng, mệt mỏi trong một khoảng thời gian dài. Táo có nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa và phục hồi các tổn thương do quá trình oxy hóa và viêm nhiễm ở tế bào. Đặc biệt, táo cũng chứa nhiều chất xơ hòa tan giúp cân bằng lượng đường trong máu. Thường xuyên ăn táo và kết hợp cùng các thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn chữa bệnh trầm cảm hiệu quả hơn.
2. Các loại hạt
Hạt lanh, hạt gai dầu và hạt chia đặc biệt tốt cho tâm trạng của bạn vì chúng rất giàu axit béo omega-3. Chất béo trong hạt còn làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong rau và các thức ăn lành mạnh khác.
3. Socola đen
Nếu bạn đang thực hiện các phác đồ chữa bệnh trầm cảm, bạn có thể thử bổ sung socola đen vào trong bữa ăn hàng ngày của mình. Socola là nguồn cung cấp caffeine, theobromine và N-acylethanolamine, từ đó giúp bổ sung năng lượng nhanh chóng cho não cũng như cải thiện tâm trạng, khiến bạn cảm thấy vui tươi, phấn khởi hơn.
Không dừng lại ở đó, socola còn cung cấp flavonoid kích thích tuần hoàn máu đến não, từ đó cải thiện sức khỏe não bộ, giảm viêm, giảm viêm, hỗ trợ điều trị trầm cảm.
4. Cá
Chất béo omega-3 rất quan trọng đối với sức khỏe não bộ bởi dưỡng chất này có thể kích thích hàm lượng serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và chữa bệnh trầm cảm.
Các loại cá nhiều dầu như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ là những lựa chọn tuyệt vời để giúp bạn chống lại bệnh trầm cảm bởi chúng là những nguồn giàu chất béo omega-3. Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng, những người ăn nhiều cá ít có nguy cơ mắc các triệu chứng trầm cảm hơn.
Vì thế, mẹ bỉm đang mắc chứng trầm cảm sau sinh hoặc đang cảm thấy mệt mỏi vì vừa phải cân bằng giữa công việc và chăm con có thể ăn nhiều cá hơn để cảm thấy dễ chịu hơn.
5. Các loại đậu
Để chữa bệnh trầm cảm, bạn có thể bổ sung thêm đậu vào trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Đậu là một nguồn cung cấp protein và chất xơ tuyệt vời, giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định, tránh việc tăng/giảm đường đột ngột ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn. Hơn nữa, các loại đậu cũng cung cấp folate – một loại vitamin B giúp cơ thể sản xuất tế bào máu, DNA, RNA và chuyển hóa protein tốt cho sức khỏe
Hơn nữa, thường xuyên ăn các loại đậu còn giúp bạn giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn. Một thân hình cân đối và gọn gàng giúp bạn tự tin hơn và cảm thấy vui vẻ hơn.
6. Hành tây
Có thể bạn không tin nhưng hành tây lại có khả năng chữa bệnh trầm cảm vô cùng hiệu quả. Hành tây và tỏi, hẹ, hành lá có chứa nồng độ cao chất chống oxy hóa flavonoid chống viêm góp phần giúp bạn ngăn ngừa ung thư đường ruột. Điều này cũng rất có lợi cho tâm trạng của bạn.
7. Các loại quả mọng
Quả việt quất, mâm xôi, dâu tây,… là những loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa vô cùng dồi dào. Theo một số nghiên cứu cho thấy, người thường xuyên dùng các loại quả mọng sẽ có tâm trạng vui vẻ, suy nghĩ lạc quan và tích cực hơn.
Vì thế, những người thường xuyên ăn các loại quả mọng kết hợp cùng các liệu pháp trị liệu khác sẽ có thể rút ngắn thời gian chữa bệnh trầm cảm, nhanh chóng quay về cuộc sống bình thường.
8. Cà chua
Nếu bạn đang phải chiến đấu với bệnh trầm cảm, cà chua sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn ngay lúc này. Cà chua chứa nhiều axit folic và axit alpha-lipoic để chống lại căn bệnh trầm cảm. Homocysteine là một chất hạn chế sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng như serotonin, dopamine và norepinephrine. Axit folic có khả năng ngăn chặn tình trạng dư thừa homocysteine hình thành trong cơ thể. Trong khi đó, axit alpha-lipoic sẽ giúp cơ thể chuyển đổi glucose thành năng lượng, từ đó ổn định tâm trạng của bạn.
Vì vậy, thường xuyên bổ sung cà chua vào trong những bữa ăn hằng ngày sẽ giúp bạn chữa bệnh trầm cảm tốt hơn, tăng cường cảm xúc tích cực, không còn cảm thấy buồn bã, mệt mỏi.
9. Các loại rau xanh
Rau bổ sung cho cơ thể hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp da dẻ hồng hào căng mịn cũng như giúp bạn ngăn ngừa các bệnh tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, táo bón… Không dừng lại ở đó, các loại rau xanh còn giúp bạn “đánh bại” những cảm xúc tiêu cực một cách dễ dàng hơn.
Những người đang trong quá trình chữa bệnh trầm cảm thường được yêu cầu ăn nhiều rau xanh hơn bởi trong rau có lượng folate, axit alpha-linolenic – một trong ba loại axit béo omega-3 chính vô cùng dồi dào. Vì thế, các loại rau xanh rất có lợi cho sức khỏe tinh thần.
Chữa bệnh trầm cảm cần nhiều thời gian hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ. Vì thế, bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên thay đổi các thói quen sống của mình, tập thể dục, ngủ đủ giấc, hạn chế thức quá khuya, nói không với thuốc lá… để mau chóng lấy lại trạng thái tích cực nhé. Chúc bạn áp dụng thành công