Thời điểm tắm
Mẹ bầu nên tắm vào buổi sáng muộn hoặc chiều sớm. (Ảnh minh họa)
Khi mang thai, cơ thể của người mẹ trở nên nhạy cảm hơn. Do đó, việc tắm gội lúc này không còn giống như những ngày thường là có thể tắm bất cứ lúc nào mẹ cảm thấy không sạch sẽ. Tắm vào sáng sớm hoặc đêm muộn khiến cơ thể mẹ dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Tốt nhất, khi mang thai, bạn nên tắm vào buổi sáng muộn hoặc chiều sớm. Ngoài ra, mẹ cũng chú ý không tắm sau khi vừa ăn no, khi quá đói, quá mệt mỏi và nhất là khi huyết áp thấp.
Thời gian tắm
Mặc dù tắm gội khi mang thai có thể giúp mẹ thư giãn, giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi trong ngày. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ bầu có thể cho phép mình tắm quá lâu. Bởi tắm quá lâu không chỉ khiến da mất nước và khô đi, mà còn khiến cho nhiệt độ cơ thể hạ thấp quá mức, dễ nhiễm lạnh và làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như mạch máu, huyết áp dẫn đến ngất xỉu, thậm chí còn có thể đe dọa tính mạng sống của cả mẹ và con. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu không nên tắm quá 15 phút/lần để đảm bảo sức khỏe.
Tắm bằng vòi sen
Tắm bằng vòi hoa sen mang lại lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu tắm gội khi mang thai nên sử dụng vòi hoa sen thay vì bồn tắm. Bởi việc ngâm mình trong bồn tắm trong khi sức đề kháng của cơ thể trong thời gian mang thai suy giảm sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm làm ảnh hưởng tới thai nhi, nhất là làm tăng nguy cơ sinh non. Trong khi đó, việc tắm với vòi hoa sen không chỉ giúp mẹ tránh được những nguy cơ trên mà còn giúp mẹ cảm thấy sảng khoái hơn nhờ các tia nước có khả năng massage cho cơ thể.
Nhiệt độ nước tắm
Khi thời tiết nóng, mẹ bầu không nên tắm nước quá lạnh. Bởi khi mang thai mẹ bầu thường nóng trong người, cộng vào đó là thời tiết bên ngoài nóng bức còn làm thân nhiệt mẹ tăng cao hơn nữa. Việc xả nước lạnh lên cơ thể đang nóng bức có thể dẫn đến hàng loạt những phản ứng tiêu cực của cơ thể như tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, căng thẳng thần kinh, cảm lạnh, cảm cúm… Do đó, tắm gội khi mang thai, mẹ nên ưu tiên tắm nước ấm (ngay cả mùa nóng hay mùa lạnh) và nên làm ướt dần dần từ dưới lên cho cơ thể quen dần với sự thay đổi nhiệt độ.