Mẹ&Con – Hiện nay số ca sinh non ngày càng gia tăng, đây là vấn đề chung mà bất cứ mẹ bầu nào cũng đều lo lắng. Sinh con muộn, béo phì, lạm dụng thức ăn nhanh, căng thẳng… là những yếu tố hàng đầu khiến thai phụ dễ sinh non. Điểm mặt “kẻ thù” gây sinh non cho bầu Ca sinh non đầy ám ảnh ở tuần 25 thai kỳ Sự hồi sinh thần kỳ của các em bé sinh non

Sinh con muộn

sinh con muộn

Sinh con muộn là một trong những yếu tố khiến thai phụ sinh non. (Ảnh minh họa)

Sinh con ở độ tuổi ngoài 30 thường phải đối mặt với nhiều vấn đề như tiểu đường, sẩy thai, sinh non… Nguyên nhân là do tuổi tác càng cao dễ dẫn đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ và kèm theo một số biến chứng khác khi mang thai. Nếu muốn sinh con trên độ tuổi 30, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, tốt nhất chị em nên sinh con trong độ tuổi từ 22-30. Bởi đây là độ tuổi đã hoàn thiện về mặt thể chất, chất lượng trứng tốt, nguy cơ tai biến thấp và ổn định về mặt tâm lý.

Thời gian mang thai giữa hai lần quá ngắn

Thời gian mang thai giữa hai lần quá gần nhau, mẹ bầu có thể đối diện với nguy cơ sinh non. Sau lần sinh nở đầu tiên, tử cung của người mẹ cần một thời gian để “nghỉ ngơi”, phục hồi sức khỏe và đón tiếp “nhiệm vụ” mới. Vì thế trước khi quyết định mang thai lần hai, chị em nên chú ý tới vấn đề này nhé. Thông thường khoảng cách lý tưởng giữa hai lần sinh con là từ 20-30 tháng.

Chế độ dinh dưỡng

chế độ dinh dưỡng cho bầu

Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thời gian mang thai để tránh tình trạng sinh non. (Ảnh minh họa)

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng to lớn trong suốt thời gian thai kỳ. Nếu mẹ bầu không chú ý có thể đối mặt với nguy cơ sinh non, thậm chí em bé sinh ra bị thiếu chất, còi cọc. Để xóa tan nỗi lo sinh non, trong 3 tháng đầu mẹ nên tiêu thụ khoảng 2.200 calo, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ tiêu thụ khoảng 2.300-2.500 calo.

Thiếu máu, béo phì

Thiếu máu xảy ra khá phổ biến đối với phụ nữ khi bước vào thời gian thai kỳ, chiếm khoảng 60-70%. Trường hợp thai phụ vừa bị thiếu máu vừa béo phì thì khả năng sinh con thiếu tháng và nhẹ cân có thể lên đến 40%. Vì vậy, việc theo dõi cân nặng trong suốt thời gian mang thai là điều vô cùng quan trọng.

Thuốc kích thích rụng trứng

Theo các chuyên gia, sử dụng thuốc kích thích trứng rụng có nguy cơ cao mang đa thai. Trong khi đó việc mang đa thai dễ khiến mẹ bầu sinh non và gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ.

Thức ăn nhanh

Hầu hết đồ ăn nhanh chứa nhiều chất béo, đường, muối và “nghèo” chất dinh dưỡng hơn so với các thực phẩm tươi sống. Lạm dụng thức ăn nhanh trong thai kỳ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, tăng cân… Đặc biệt chúng còn là nguyên nhân khiến thai phụ dễ sinh non, bởi thai nhi thiếu chất dinh dưỡng ngay từ khi ở trong “trứng nước”.

Thường xuyên căng thẳng

căng thẳng

Stress là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ sinh non. (Ảnh minh họa)

Khi căng thẳng, cơ thể thai phụ sẽ sản sinh ra một loại hóc môn có tên là cortisol, gây ra cảm giác đói bụng, làm tăng đường huyết và huyết áp. Đồng thời khả năng hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng của nhau thai giảm đi, hạn chế sự phát triển của bào thai, gây ra nguy cơ sinh non. Tốt nhất là mẹ bầu luôn giữ tâm trạng được thoải mái, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

Làm việc khuya

“Tham công, tiếc việc”, làm việc quá khuya mà không chú ý tới sức khỏe trong khi mang thai gây tác động lớn đến đồng hồ sinh học của cơ thể. Từ đó kích thích sự thay đổi nội tiết tố, tăng nguy cơ sinh non.

Ngoài ra, nếu thai phụ từng là một đứa trẻ sinh non thì nhiều khả năng con của họ cũng có nguy cơ sinh thiếu tháng. Để giảm nguy cơ sinh non, tốt nhất là thai phụ nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đặc biệt dưới sự theo dõi của bác sĩ. Đồng thời trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ nên đi khám thai mỗi tháng 1 lần, 15 ngày một lần trong 3 tháng tiếp theo và mỗi tuần 1 lần trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Tags:

Bài viết liên quan