– Không cho trẻ dưới 6 tuổi ăn trứng
Nhiều bà mẹ vì muốn con nhanh phát triển nên cho trẻ ăn dặm sớm (trước 6 tháng tuổi). Tuy nhiên giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ không cần ăn thêm bất cứ thực phẩm nào ngoài sữa mẹ, đặc biệt là trứng. Vì hệ tiêu hóa của bé lúc này còn non nớt chưa thể tiêu hóa được thức ăn. Nếu cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn trứng, có thể khiến hệ tiêu hóa của bé bị quá tải, gây nên một số vấn đề về tiêu hóa như ăn không tiêu, tiêu chảy…
Trẻ dưới 1 tuổi ăn trứng có thể bị dị ứng, phát ban. (Ảnh minh họa)
– Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn lòng trắng trứng
Hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ dưới một tuổi còn khá yếu do đó mẹ không không cho trẻ ăn lòng trắng trứng, vì trong lòng trắng trứng chứa lượng protein khá cao có thể khiến trẻ bị dị ứng, phát ban. Do đó, khi chế biến thức ăn dặm cho bé mẹ nên tách lòng trắng trứng để riêng và chỉ cho trẻ ăn lòng đỏ trứng thôi nhé!
– Chỉ cho trẻ ăn trứng chín kỹ, không cho trẻ ăn trứng lòng đào
Trứng chế biến chưa kỹ còn chứa nhiều vi khuẩn gây khó tiêu và làm cản trở quá trình hấp thụ protein ở trẻ. Vì vậy, mẹ cần nấu trứng chín kỹ để giúp bé có thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất có trong trứng, cũng như phòng tránh những yếu tố gây hại khác.
Chế biến trứng chín kỹ để giúp trẻ dễ hấp thu dưỡng chất. (Ảnh minh họa)
– Không cho trẻ ăn trứng khi bị sốt
Trứng bổ dưỡng nhưng không phải là thực phẩm lý tưởng dành cho trẻ đang bị sốt. Lý do là bởi trứng là thực phẩm giàu calo có thể làm tăng thân nhiệt cho trẻ nhỏ khi ăn.