Mẹ&Con-Thủy đậu hay nôm na gọi là bị bỏng dạ, trái dạ là bệnh truyền nhiễm lành tính trẻ em thường mắc phải, nhưng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách dễ dẫn tới để lại sẹo gây mất thẩm mỹ, ung thư da, tổn hại thần kinh trung ương… nặng hơn có thể bị tử vong. Để trị dứt điểm bệnh và tránh gây biến chứng từ bệnh này, các mẹ cùng tham khảo một số bài thuốc dân gian dưới đây. Ngọt lịm món chè đậu xanh trân châu thạch sương sáo "Trắng bóc" như đi thẩm mỹ viện chỉ sau 3 lần sử dụng bột cam thảo Giúp bé yêu tránh 'dính' thủy đậu trong những ngày thời tiết chuyển mùa

Bài thuốc số 1

8 bài thuốc trị thủy đậu mà các mẹ có con nhỏ cần bỏ túi 6

(Ảnh minh họa)

Thành phần gồm có:

– Lá tiết dê: 20g

– Lá bạc thau: 8g

– Lá quỳnh châu: 10g

– Lá rau ngót: 20g

– Lá rau diếp cá: 20g

– Lá đào tiên: 5g

– Lá mặt trăng: 10g

– Hoa mã đề: 15g

– Rau má: 20g

– Lá dâm bụt: 5g

Cách làm: Các nguyên liệu sau khi rửa sạch thì dùng tay vò nát trong 1 lít nước sạch, đun sôi nước đó lên rồi lọc bỏ bã lá, để nguội. Dùng nước đó thay cho nước uống hàng ngày, bã lá vớt ra xoa toàn cơ thể. Một lần sắc như vậy uống trong một ngày và uống 3-4 ngày liên tục sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc 2

Thành phần gồm có:

– Bạch vi: 9g                                                         – Bạc hà: 1g

– Kim ngân hoa: 6g                                               – Tang diệp: 5g

– Địa đinh thảo: 6g                                                – Sơn chi vỏ: 2g

– Đạm đậu xi: 5g                                                   – Liên kiều: 6g

– Thuyền thoái: 3g

Cách làm: Rửa sạch nguyên liệu, sắc một ngày một thang với 6 bát nước cho trẻ uống 2,3 lần/ ngày khi trẻ có dấu hiệu sốt, và nốt dạ nổi lên trong suốt.

Bài thuốc số 3

8 bài thuốc trị thủy đậu mà các mẹ có con nhỏ cần bỏ túi 7

(Ảnh minh họa)

Thành phần gồm có:

– Lá dâu tằm tươi: 30g

– Cỏ mần chầu tươi:20g

– Lá tre tươi: 20g

– Cam thảo đất tươi: 20g

Cách làm:

– Rửa sạch tất cả nguyên liệu, cỏ mần chầu và cam thảo đất mang thái ngắn

– Sắc với 1 lít nước đến khi còn 300ml. Để nguội rồi cho trẻ uống, chia thành 7-10 lần/trong ngày.

Bài thuốc này áp dụng với trẻ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, nốt rạ mọc rải rác, ngứa nhiều, ít ho.

Bài thuốc số 4

Bài thuốc này áp dụng khi bé bị sốt cao, các nốt dạ mọc dày trên người và trong niêm mạc miệng.

Thành phần gồm có:

– Đậu xanh cả vỏ: 30g

– Quả dành danh: 16g

– Kim ngân hoa: 16g

– Rau ôm tươi: 20g

– Rễ cỏ tranh: 12g

– Ấm sắc thuốc

Cách làm:

– Rau ôm rửa sach thái khúc khoảng 2 đốt ngón tay.

– Cho tất cả nguyên liệu vào ấm sắc thuốc cho 1 lít nước sạch vào sắc đến khi còn 300ml nước rồi đổ ra bát.

– Tiếp tục cho 600ml nước sắc lần 2 đến khi còn 200ml.

– Dồn thuốc của 2 lần sắc lại với nhau đến khi còn 300ml thì ngừng đun, để nguội cho trẻ uống.

– Cho thuốc vào chai để vào chỗ mát, khi uống thì nấu lại, uống thành 2 lần trong ngày. Uống liên tục đến khi khỏi hẳn.

Bài thuốc số 5

8 bài thuốc trị thủy đậu mà các mẹ có con nhỏ cần bỏ túi 8

(Ảnh minh họa)

Thành phần gồm có:

– Hoàng cầm: 6g                                                  – Chi tử: 6g

– Ngưu bang: 8g                                                  – Liên kiều: 6g

– Hoạt thạch: 12g                                                – Kinh giới: 4g

– Mộc thông: 6g                                                   – Phòng phong: 4g

– Thiềm y: 4g                                                       – Cam thảo: 4g

– Quy vĩ: 4g                                                         – Xa tiền: 12g

– Sài hồ: 4g                                                          – Xích thược: 6g

Cách làm: Nguyên liệu đem rửa sạch cho vào ấm sắc với 2 bát nước tới khi lượng nước còn ½ bát thì ngừng đun. Đổ ra bát để nguội cho trẻ uống làm 2 lần trong ngày. Mẹ nên cho bé uống khi thuốc còn ấm sẽ có hiệu quả hơn.

Bài thuốc số 6

– Lạp mai hoa: 12g                                              – Liên kiều: 6g

– Hoàng liên: 4g                                                   – Xa tiền thảo: 6g

– Ý dĩ: 12g                                                           – Cam cúc: 8g

– Xích thược: 6g                                                   – Phòng phong: 4g

– Cam thảo: 4g                                                    – Ngưu bang: 8g

– Ngân hoa: 12g

Tất cả rửa sạch, đem sắc với hai bát nước tới chừng nào còn 1/2 bát. Để nguội cho trẻ uống thành 2 lần trong ngày.

Nước hoa kim ngân

8 bài thuốc trị thủy đậu mà các mẹ có con nhỏ cần bỏ túi 9

Hoa kim ngân giúp thanh nhiệt, giải độc cho bé uống khi bị thủy đậu (Ảnh minh họa)

Thành phần: 15g hoa kim ngân và 10g cam thảo đất đem rửa sạch sắc cùng 300ml nước tới khi còn 200ml nước chia ra cho bé uống 3 lần/ ngày.

Canh sườn lợn, đậu xanh

(Ảnh minh họa)

Thành phần:

– Sườn lợn non: 100g

– Đậu xanh: 50g

– Rau kinh giới: 5g

– Gia vị

Cách làm:

– Các nguyên liệu mang rửa sạch ngâm muối

– Sườn non chặt thành miếng vừa ăn ướp cùng mắm, hạt nêm, muối khoảng 20-30 phút rồi cho vào bếp ninh nhừ cùng 400ml nước sạch, tiếp tục cho đậu xanh cùng 200ml nước vào đun tiếp đến khi hạt đậu mềm thì nêm gia vị và cho rau kinh giới vào rồi nhắc ra.

– Cho bé ăn 1 lần/ ngày từ khi bị bắt đầu nổi nốt dạ.

Lưu ý: Khi trẻ bị thủy đậu bố mẹ cũng nên lưu ý vệ sinh thân thể bé để tránh các nốt dạ vỡ da gây nhiễm trùng bằng cách nấu lá trà xanh với nước để tắm, khi tắm phải nhẹ tay để tránh làm vỡ nốt dạ. Không cho trẻ gãi vỡ những nốt dạ. Cho trẻ mặc đồ nhẹ, thoáng mát. Khi sắc thuốc nên chọn sắc bằng ấm đất nung để tránh làm biến đổi chất thuốc.

Tags:

Bài viết liên quan