Mẹ&Con - Mùa hè trẻ thường hay bị hăm tã, mẹ lo lắng những sản phẩm trị hăm tã trên thị trường sẽ gây dị ứng hay kích ứng không tốt cho làn da mỏng manh của trẻ. Mẹ&Con mách mẹ cách trị hăm cho bé rất an toàn từ những nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm. Hạ sốt nhanh cho trẻ bằng phương pháp mát-xa với thảo dược 8 bài thuốc trị thủy đậu mà các mẹ có con nhỏ cần bỏ túi “Cấp cứu” làn da bị cháy nắng bằng sữa tươi, nha đam và trà xanh

Trị hăm tã nhanh và an toàn cho bé bằng các nguyên liệu tự nhiên

Lá trà xanh 

trà xanh

Độ dịu mát của trà xanh giúp bé hết khó chịu khi bị hăm tã (Ảnh minh họa)

Hăm tã làm vùng da bé bị tổn thương sưng đỏ thì lá trà xanh là biện pháp cứu cánh an toàn, hiệu quả mà mẹ nên áp dụng. Theo đó, tinh chất tannin trong trà sẽ giúp da bé khô thoáng suốt cả ngày, vì thế tránh được vi khuẩn gây bệnh phát triển. Hơn nữa, theo Đông y nước trà thanh mát vừa giúp giảu nhiệt, giúp bé giảm bớt đau đớn, khó chịu do ham tã gây ra. Chưa hết, chất Lyzozym có trong trà xanh còn giúp sát trùng và loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh hco bé. Vitamin C và các kháng thể tốt cho da, giúp da nhanh chóng phục hồi lại an toàn tuyệt đối cho làn da mỏng manh của bé.

Cách làm: Lấy lá trà rửa sạch cho vào nồi cùng 3 lít nước đun sôi, sau mỗi lần bé đi vệ sinh thì dùng nước trà này rửa sạch rồi lau khô vùng da trẻ bị hăm. Hoặc mẹ cũng có thể cho bé tắm bằng nước trà xanh, nên chú ý các vùng có nếp gấp, vùng bẹn của bé nhé.

Buổi tối khi mặc bỉm cho bé, mẹ nên để vào thêm một túi trà lọc sẽ giúp hút ẩm rất tốt để vết hăm nhanh chóng biến mất đấy.

Lá trầu không

Lá trầu không có chứa hoạt tính kháng sinh giúp ức chế nhiều vi khuẩn như khuẩn Coli, tụ cầu khuẩn, …và có tác dụng kháng nấm, chống viêm, giảm đau, làm lành vết thương nên là cách trị hăm cho bé hiệu quả.

Cách làm: Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng 15 phút rồi vớt ra để ráo. Lấy 5-6 lá cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi khoảng 5-7 phút thì tắt bếp để nguội. Mỗi lần bé đi vệ sinh xong, mẹ dùng khăn sạch hay bông gòn thấm nước trầu này, chấm lên chỗ bị hăm và nếp gấp vùng bẹn cho trẻ. Làm liên tục trong 2-3 ngày bé sẽ đỡ đau rát vùng da này hơn.

Phần nước trầu không còn lại mẹ để vào lọ thủy tinh sạch bảo quản cho bé dùng trong ngày.

Lá khế

Lá khế

Lá khế giúp sát khuẩn và trị hăm tã cho trẻ rất hiệu quả (Ảnh minh họa)

Là loại cây lành tính và mát, lá khế giúp sát khuẩn rất tốt, điều trị rôm sẩy, hăm tã, mẩn ngứa rất tốt lại an toàn với làn da của bé.

Cách làm: Lá khế rửa sach bỏ bụi bẩn rồi ngâm nước muối loãng. Sau khi ngâm khoảng 15 phút thì vớt ra vẩy ráo nước rồi cho vào cối cùng vài hạt muối giã nát. Cho lá đã giã nát vào khăn sạch bọc kín rồi những vào hộp nhựa sạch có chứa 1 lít nước đun sôi để nguội. Dùng tay vắt mạnh cho nước lá khế tiết ra hòa lẫn cùng 1 lít nước. Dùng nước này rửa sạch cho bé sau mỗi lần thay tã.

Cây mã đề

Cây mã đề được biết như một vị thuốc và thức uống giúp thanh nhiệt. Với tính mát và chứa rất nhiều carotin, vitamin C, K, chất nhầy, các kháng sinh tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, ức chế vi trùng phát triển ngoài da, bảo vệ làn da bé và chữa hăm rất hiệu quả với cách làm đơn giản.

Cách làm: Lấy một ít lá mã đề tươi, rửa sạch, ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát, sau đó thoa nhẹ nước lên da bé, nước cây mã đề có tác dụng làm dịu da và nhanh chóng làm lành vết hăm trên da. Mỗi ngày dùng 2-3 lần nước này thấm lên vùng da bị hăm sẽ nhanh khỏi.

Dầu dừa

Dầu dừa

Làn da bé luôn mềm mại mà không lo bị hăm tã chỉ với một chút dầu dừa (Ảnh minh họa)

Mẹ lo lắng về độ an toàn của các sản phẩm chống hăm trên thị trường thì dầu dừa là giải pháp tuyệt vời vừa an toàn lại hiệu quả để trị hăm tã cho trẻ. Dầu dừa có tính chất kháng viêm và kháng khuẩn giúp chống lại quá trình oxy hóa, nó còn giúp làm dịu và nuôi dưỡng làn da ở những vùng bị tổn thương và không làm bé khó chịu.

Cách dùng: Sau khi tắm cho bé bằng nước sạch và lau khô người, mẹ đổ dầu dừa nguyên chất ra lòng bàn tay xoa đều rồi mới thoa lên vùng da bị hăm của trẻ. Khoảng 15-20 phút sau, rửa lại bằng nước ấm và thấm khô.

Làm như vậy ngày 2 lần da bị sẽ bớt ửng đỏ, không còn cảm giác đau, khó chịu. 4-5 ngày sau tình trạng hăm sẽ không còn.

Cỏ roi ngựa

Cỏ roi ngựa có vị hơi đắng, có tác dụng giải độc, thông kinh, sát trùng hiệu quả. Cũng giống như các loại lá đã kể trên, nó cũng là cách giúp bé không còn hăm tã trong ngày hè.

Cách làm: Cỏ roi ngựa rửa sạch đem nấu với nước khoảng 15 phút, để nguội dùng bông gòn thấm nước thoa lên vùng da bị hăm của trẻ, để đến khi khô thì mặc tã, quần vào cho trẻ. Nên vắt bớt nước ở miếng bông chỉ để ẩm tránh quá nhiều nước lên vết hăm.

Làm như vậy mỗi ngày từ 2- 3 lần sẽ giúp trị hăm tã cho trẻ nhanh chóng và hiệu quả.

Lưu ý: Luôn giữ cho vùng da bé bị hăm tã luôn khô thoáng, sau khi bé đi vệ sinh hay chăm sóc phần da tổn thương không nên dùng khăn quá ướt và phải lau khô luôn tránh tình trạng nước đọng lại ở các vết hăm tạo điều kiện cho vi khuẩn hát triển và làm tình trạng hăm nghiêm trọng hơn.

Tags:

Bài viết liên quan