Mẹ và Con - Nếu giảm cân quan trọng 1 thì việc kiểm soát cân nặng sau giảm cân để tránh tăng cân trở lại quan trọng đến 10. Và việc kiểm soát cân nặng cũng là bước đầu trong hành trình giảm cân, giúp bạn nhanh chóng đạt được cân nặng như mong muốn.

Bạn chưa biết phải làm sao để có thể duy trì được cân nặng phù hợp? Hãy cùng khám phá ngay những lời khuyên hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng đến từ chuyên gia của Tạp chí Mẹ và Con nhé!

Nên duy trì cân nặng ở mức nào thì tốt?

Bạn đang không biết cân nặng của mình đang ở mức phù hợp hay chưa, có cần phải giảm cân hay không thì có thể dựa vào chỉ số BMI để đánh giá tình trạng cân nặng. Cụ thể, chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) sẽ được tính theo công thức:

BMI = W/ [(H)2]

Với

  • BMI đơn vị thường dùng là kg/m2
  • W là cân nặng (kg)
  • H là chiều cao (m)

Nếu tính toán và chỉ số BMI của bạn nằm trong mức 18,5 – 24,9 thì điều này cho thấy bạn đang sở hữu mức cân nặng lý tưởng, chỉ cần kiểm soát cân nặng để duy trì mức cân nặng này là ổn. Tuy nhiên, chỉ số BMI từ 25 trở lên thì nên xây dựng chế độ cân nặng lành mạnh hơn cũng như tập thể dục nhiều hơn bởi BMI từ 25 – 29,9 là đang thừa cân còn trên 30 là béo phì.

làm sao để kiểm soát cân nặng

Một số mẹo giúp bạn kiểm soát cân nặng dễ dàng và hiệu quả

Cân thường xuyên

Bạn không cần phải ám ảnh về cân nặng của mình đến mức tự cân mỗi ngày. Tuy nhiên, nên đo cân nặng thường xuyên để biết cân nặng của mình có đang tăng lên hay không, từ đó thực hiện các biện pháp cải thiện cân nặng nếu cần thiết. 1 tuần, bạn có thể đo cân nặng từ 2-3 lần.

Một lưu ý nhỏ cho bạn đó chính là nên đo cân nặng vào cùng một thời điểm trong ngày để việc xem sự thay đổi cân nặng được chính xác hơn.

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh

Nếu muốn kiểm soát cân nặng thì bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn không cần phải ăn kiêng để giảm cân, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm dầu mỡ, giàu chất béo hoặc các loại thực phẩm ngọt, nhiều đường. Bạn cũng không nên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn vì khó có thể gia giảm, điều chỉnh lượng đường và muối trong khẩu phần ăn.

cách kiểm soát cân nặng phù hợp

Bên cạnh đó, một lon bia có thể cung cấp năng lượng bằng ⅔ chén cơm. Vì thế, bạn cũng nên hạn chế sử dụng bia rượu và các loại đồ uống có cồn nếu không muốn tăng cân quá mức.

Tốt nhất, hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các nhóm chất, cố gắng bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả và trái cây để no lâu hơn, duy trì khẩu phần ăn uống ở mức ổn định.

Tập thể dục

Một sai lầm mà nhiều người thường gặp đó chính là chỉ tập thể dục khi cần giảm cân. Tuy nhiên, bạn vẫn nên duy trì chế độ tập luyện ở cường độ thấp hơn để duy trì, kiểm soát cân nặng của mình. Chẳng hạn như bạn có thể thay đổi tần suất luyện tập từ mỗi ngày 30 phút, tập 5 ngày/tuần còn 3 ngày/tuần.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tăng cường vận động thay vì chỉ ngồi yên một chỗ. Có nhiều cách để vận động, chẳng hạn như buổi tối đi bộ dạo phố hay đi chơi cùng bạn bè cũng là một hình thức vận động.

Xem thêm:

tập thể dục giúp kiểm soát cân nặng

Kiểm soát căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng góp phần giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn. Căng thẳng làm gia tăng nồng độ hormone cortisol gây tăng cân cũng như làm tăng cảm giác thèm đồ ngọt, thèm ăn của bạn. Lúc này, bạn dễ có xu hướng ăn quá mức, ăn vô độ không thể dừng lại dù không có cảm giác đói.

Vì thế, bạn nên quản lý cảm xúc của mình, tìm cách thư giãn nếu có xu hướng áp lực hoặc căng thẳng kéo dài. Bạn có thể đi du lịch, đi xem phim, nghe nhạc, viết nhật ký,… hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời, gặp gỡ bạn bè của mình để giải tỏa tâm trạng.

Có nên uống thuốc giảm cân?

Nhiều người vì muốn nhanh chóng kiểm soát cân nặng, đạt được mức cân nặng như mong đợi nên đã sử dụng các loại thuốc giảm cân. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể gây nên nhiều hậu quả như:

  • Tăng nguy cơ đau tim: Thuốc giảm cân kích thích và làm tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể và nhịp tim, từ đó tăng nguy cơ đau tim và. đột quỵ
  • Hại gan: Thuốc giảm cân khiến gan phải “làm việc” cật lực hơn để xử lý các thành phần và chất hóa học trong thuốc, từ đó dẫn đến sự tích tụ các enzyme gây độc và dễ dẫn đến bệnh viêm gan.
  • Ảnh hưởng đến dạ dày: Thuốc giảm cân với cơ chế ngăn cản hấp thu chất béo, thay đổi quá trình tiêu hóa và khiến bạn cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, co thắt dạ dày,…
  • Hại thận: Thuốc giảm cân kích thích chúng ta đi tiểu nhiều hơn để thải nước, từ đó làm giảm cân nhanh. Điều này khiến thận làm việc quá mức và dễ dẫn đến suy thận, phù nề toàn thân, cơ thể mệt mỏi.
  • Viêm da: Nếu thuốc giảm cân có chứa 2,4-Dinitrophenol (DNP) thì thành phần này có thể gây viêm da, kích ứng, khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy toàn thân.

bí quyết kiểm soát cân nặng

Có nhiều cách để giảm cân và kiểm soát cân nặng lành mạnh, điển hình chính là 4 cách mà Tạp chí Mẹ và Con đã bật mí đến bạn. Hãy cố gắng để sinh hoạt điều độ và xây dựng lối sống khoa học thay vì phụ thuộc vào các loại thuốc giảm cân bạn nhé!

Bài viết liên quan