Mẹ&Con – Dưới đây là những gợi ý giúp mẹ kịp thời phát hiện chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Mẹ hãy áp dụng phép thử đơn giản này xem sao nhé. Con hiếu động hay... tăng động? Cách phát hiện bé bị Hội chứng tăng động giảm chú ý ADHD Những điều ít biết về chứng tăng động giảm chú ý

2 gợi ý "vàng" giúp mẹ phát hiện trẻ bị tăng động giảm chú ý 4

Bố mẹ dễ dàng nhận biết con bị tăng động giảm chú ý bằng việc quan sát, gần gũi con hàng ngày. (Ảnh minh họa)

Bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết con có thực sự bị tăng động giảm chú ý hay không bằng việc quan sát các biểu hiện của con khi ngồi chơi đồ chơi, khi con ngồi học bài…

Ngồi chơi đồ chơi

Con tập trung ngồi yên một chỗ để chơi các trò chơi như vẽ tranh, tô tượng, xếp hình… trong vòng 10 phút trở lên mà không hề bị phân tâm từ các yếu tố bên ngoài tác động. Ngay cả trong trường hợp con có thể chạy nhảy một chút, nhưng lại nhanh chóng quay lại với trò chơi mà mình đang chơi thì cả hai trường hợp này mẹ có thể yên tâm rằng con phát triển một cách bình thường.

Ngược lại, khi trẻ vừa bắt đầu chơi nhưng lại cảm thấy chán, không tập trung chơi được quá 5 phút, thường xuyên đứng lên, ngồi xuống để tìm một trò chơi khác thì bố mẹ cần lưu tâm. Bởi trẻ có thể đã mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.

Ngồi học bài

Tương tự như giả thiết đã đặt ra lúc con ngồi chơi đồ chơi. Nếu thấy con ngồi học bài không nghiêm túc, hay uốn mình, cựa quậy… Hoặc vài phút lại đứng lên đi ra ngoài, làm sai yêu cầu của đề bài, bố mẹ nên đưa con đi khám vì có khả năng trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý. Trong đó, chủ yếu là rối loạn trội về giảm sự chú ý.

Một vài lưu ý dành cho bố mẹ

Để phòng chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần lưu ý một vài điều sau:

– Tránh cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử, tivi trong 5 năm đầu đời.

– Bố mẹ cần dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, tâm sự với con để hạn chế các cú sốc tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

Tags:

Bài viết liên quan