Có rất nhiều nguyên nhân chóng mặt buồn nôn có thể gặp. Vì thế, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu xem đâu là những nguyên nhân nguy hiểm và cần đến gặp bác sĩ bạn nhé!
Nguyên nhân chóng mặt buồn nôn
Lo lắng, căng thẳng
Trước khi diễn ra một sự kiện trọng đại nào đó, chẳng hạn như thuyết trình trước đám đông thì bạn sẽ cảm thấy choáng váng, muốn nôn ói. Đây là biểu hiện thường gặp của người bị căng thẳng quá mức.
Có thể nói, việc lo lắng, gặp áp lực tâm lý, căng thẳng chính là nguyên nhân chóng mặt buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở, đổ mồ hôi,… Các triệu chứng này sẽ mau chóng kết thúc khi bạn ổn định lại tâm lý của mình.
Say tàu xe
Người bị say xe, say tàu hoặc say máy bay thường dễ cảm thấy đau đầu, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt khi ngồi trên các phương tiện đang di chuyển, lắc lư. Thậm chí, có người chỉ cần bước lên xe là đã thấy chóng mặt buồn nôn mà chưa cần xe di chuyển.
Sử dụng rượu bia
Một nguyên nhân chóng mặt buồn nôn thường gặp chính là do uống quá nhiều rượu bia, thức uống có cồn cũng. Lúc này, máu của bạn sẽ loãng ra khiến bạn thấy choáng váng, xây xẩm, buồn nôn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác như phản xạ chậm, hoa mắt, gặp ảo giác, da ửng đỏ, buồn ngủ, nói lắp,…
Mang thai
Nguyên nhân gây chóng mặt buồn nôn ở phụ nữ có thể là do mang thai. Có thể nói, buồn nôn hay chóng mặt đều là những triệu chứng phổ biến trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
Hiện tượng này là do nồng độ hormone thay đổi đột ngột, dẫn đến những thay đổi trong sức khỏe người phụ nữ như bị chuột rút, nhức đầu, đau tức ngực, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần hơn bình thường,…
Lượng đường trong máu thấp
Đường (glucose) trong máu xuống quá thấp có thể là nguyên nhân chóng mặt buồn nôn. Đây chính là triệu chứng hạ đường huyết, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể toát mồ hôi, run rẩy, đau đầu, cáu kỉnh,…
Đau nửa đầu
Người thường xuyên bị đau nửa đầu, dù ở vị trí nào cũng có thể cảm thấy chóng mặt buồn nôn. Ngoài ra, còn có những triệu chứng khác thường gặp khi bị đau nửa đầu, chẳng hạn như suy giảm thị lực, nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng, tay chân run rẩy,…
Bệnh Meniere
Bệnh Meniere làm cho chất lỏng tụ lại trong tai và dẫn đến nhiều triệu chứng như chóng mặt buồn nôn, ù tai, mất thính lực,…
Sự thay đổi thời tiết
Thời tiết đột ngột thay đổi từ mưa sang nắng, từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại có thể là nguyên nhân chóng mặt buồn nôn do lúc này hệ miễn dịch của bạn bị suy giảm, khiến các bệnh như cảm cúm dễ tấn công bạn hơn.
Đau tim
Đau tim cũng có thể là nguyên nhân chóng mặt buồn nôn. Lượng máu đến tim không đủ sẽ khiến các cơ tim thiếu oxy, dưỡng chất. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt buồn nôn, khó thở.
U não
Não có khối u chính là nguyên nhân chóng mặt buồn nôn mà bạn ít nghĩ tới. Trong trường hợp này, bạn có thể gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, thay đổi về thị giác hoặc thính giác, co giật,…
Chóng mặt kịch phát lành tính
Chóng mặt kịch phát lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo – BPPV) là tình trạng bạn cảm thấy bản thân hoặc mọi vật xung quanh chuyển động, dù cho bạn đang ở trạng thái động hay tĩnh. Tình trạng này thường xuất phát do các vấn đề ở tai trong.
Không chỉ là nguyên nhân chóng mặt buồn nôn, chóng mặt kịch phát lành tính còn là nguyên nhân dẫn đến trạng thái mất cân bằng, choáng váng, đứng không vững,…
Mất nước
Các nguyên nhân gây mất nước như tiêu chảy, hoạt động dưới thời tiết nắng nóng, viêm dạ dày ruột,… đều có thể khiến bạn cảm thấy loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt và buồn nôn. Khi bị mất nước, nếu không bổ sung nước kịp thời thì bạn có thể bị ngất xỉu, rơi vào hôn mê, mất ý thức,…
Cơn thiếu máu thoáng qua (TIA) hoặc đột quỵ
Đột ngột chóng mặt buồn nôn có thể là dấu hiệu đột quỵ hoặc có cơn thiếu máu thoáng qua. Bạn có thể thấy tình trạng chóng mặt buồn nôn đi kèm với những dấu hiệu khác như khó cử động tay chân, nói lắp, nói ngọng,…
Chóng mặt buồn nôn khi nào nên đến bác sĩ ?
Khi bị chóng mặt buồn nôn, nên tìm chỗ để ngồi xuống hoặc nằm xuống, tránh đứng hoặc di chuyển sẽ dễ té ngã, chấn thuơng. Người bị chóng mặt buồn nôn nên tìm những khu vực bằng phẳng, có ghế mềm hoặc ghế có phần tựa để ngồi xuống.
Trong thời gian ngồi chờ cơn chóng mặt buồn nôn qua đi, có thể uống nước lọc, nhắm mắt nghỉ ngơi và tuyệt đối không hút thuốc lá, sử dụng bia rượu hoặc caffeine.
Nếu cảm thấy cơn chóng mặt buồn nôn không được thuyên giảm hoặc có đi kèm với các triệu chứng nguy hiểm như nôn ói nhiều, đau đầu dữ dội, líu lưỡi khó nói chuyện, ù tai, suy giảm thính giác, mất thính giác, cứng cổ, chảy máu âm đạo (với phụ nữ mang thai), đi vệ sinh ra máu, mắt mờ, đau bụng nghiêm trọng, bụng sưng to,… thì nên lập tức đến bệnh viện để được chẩn đoán, can thiệp.
Lúc này, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh cũng như chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (xét nghiệm máu, chụp X-quang não, chụp MRI hoặc chụp CT,…) để có thể xác định được nguyên nhân chóng mặt buồn nôn và từ đó có cách điều trị phù hợp.
Trên đây chính là 13 nguyên nhân chóng mặt buồn nôn thường gặp nhất. Nhìn chung, chóng mặt buồn nôn có nhiều mức độ và cũng có thể là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì thế, đừng chủ quan nếu thường xuyên cảm thấy buồn nôn chóng mặt mà không rõ lý do bạn nhé.