Nếu trong tương lai bạn đột nhiên gặp vấn đề trong công việc hay đột nhiên phải chi trả những khoản chi phí lớn cho sức khỏe, vậy bạn sẽ xoay sở như thế nào cho những khoản phí khổng lồ này? Câu hỏi này chính là một trong lý do quan trọng, bạn cần lên “plan” ngay cho quỹ khẩn cấp
Vậy quỹ khẩn cấp là gì?
Quỹ khẩn cấp là khoản tiền bạn để dành cho những chi phí bất ngờ, thường thì chúng ta cần tiết kiệm ít nhất từ 3 – 9 tháng để hoàn thành được một quỹ khẩn cấp, vì số tiền lúc này mới thực sự đủ nhiều. Và nếu có điều gì đó xảy ra bất ngờ như: bị bệnh hay mật việc, bạn có thể dùng khoản tiền này để duy trì việc thanh toán hóa đơn tiền thuê nhà, tiền điện nước trước khi tìm được việc làm mới.
Khoản khẩn cấp sẽ tùy thuộc nhiều vào thu nhập, nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt là mỗi người sẽ có một quỹ khẩn cấp khác nhau. Theo nhiều chuyên gia kinh tế thì quỹ khẩn cấp sẽ tương đương khoảng 3 – 6 tháng chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Con số này có thể tùy chỉnh lên hoặc xuống nếu nhu cầu của bạn thay đổi. Tuy nhiên, song song với việc tích lũy cho quỹ khẩn cấp, bạn cần đảm bảo duy trì ổn định mức chi phí sinh hoạt cần thiết của gia đình.
Bạn có thể chi quỹ khẩn cấp theo ví dụ sau: Nếu mỗi tháng bạn có mức thu nhập khoảng 8 triệu đồng thì hãy áp dụng quy tắc 50/30/20 để chia:
4.000.000 đồng cho chi tiêu thiết yếu như ăn uống, đi lại… 2.000.000 đồng cho chi tiêu cá nhân như mua sắm, du lịch, xem phim… 1.500.000 đồng để tiết kiệm 500.000 đồng cho quỹ khẩn cấp
Trong thời gian khó khăn vì dịch bệnh Covid-19 như hiện tại, khi bạn cảm nhận được sức ép của cuộc khủng hoảng, hơn bao giờ hết, bạn sẽ hiểu được giá trị của số tiền nằm trong quỹ khẩn cấp của mình.
Quỹ khẩn cấp là một trong những khoản tiền bạn nên có
Làm thế nào để tạo một quỹ khẩn cấp?
Trên thực tế để lập được một quỹ khẩn cấp không hề khó như bạn nghĩ, đầu tiên chỉ cần xác định được số tiền cần đạt được khi thiết lập được quỹ khẩn cấp. Từ đó, lập ra những kết hoạch cụ thể và nghêm tú để nhanh đạt được mục tiêu.
Để đơn giản hơn, bạn có thể trích ra khoảng 5 – 10% chi phí thu nhập hàng tháng và cho vào quỹ khẩn cấp. Hoặc có thể điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu của bạn.
Một số quan niệm sai lầm khi tạo quỹ khẩn cấp
Nhiều người thường hay gộp chung những quỹ khẩn cấp với tiền tiết kiệm. Nhưng điều này là hoàn toàn sai lầm, khoản tiết kiệm dùng để chi cho việc mua nhà, xe, điện thoại,… trong khi đó những quỹ khẩn cấp thì được sử dụng cho những tình huống khẩn cấp như thất nghiệm, bệnh tật,…
Bên cạnh việc tiết kiệm thì bạn cần tạo những thói quen tốt giúp việc mua sắm trở nên hợp lý hơn. Bên cạnh đó, nên lập trước kế hoạch khi mua sắm nhằm đảm bảo ngân sách hạn chế tình trạng chi quá nhiều vào những thứ không cần thiết. Nên ghi chép tất cả mọi khoản thu chi, nếu thấy đã chi quá nhiều thì nên kiểm soát lại.
Nếu không thể tiết kiệm hãy kiếm thêm
Đối với nhiều người việc thay đổi những thói quen hay sở thích cá nhân nhằm tiết kiệm sẽ là một vấn đề khá dễ dàng. Nhưng cũng có nhiều bạn việc tiết kiệm là bất khả thi, vậy giải đáp cho bạn là hãy tìm thêm những khoản thu nhập khác để tăng thu nhập của bản thân.
Nên có thêm những công việc phụ để tăng thu nhập
Những công việc có thể chủ động và linh hoạt về thời gian như: Chạy xe ôm công nghệ, gia sư, bán hàng online,… Các công việc này tuy đơn giản nhưng sẽ giúp bạn có thêm một khoảng thu nhập “kha khá” mỗi tháng.