Mẹ và Con - Với mỗi món đồ, bạn cần bỏ ra một khoản tiền nhất định để sở hữu. Tuy nhiên không phải món đồ nào bạn thích đều có thể mua được bằng tiền… Vậy bạn có biết đang có một xu hướng Buy nothing (không mua gì) đang tồn tại và phát triển? 

Tiền mặt thường dùng để định giá một món đồ vật nào đó, nhưng ở Buy nothing bạn không cần dùng tiền mặt nhưng vẫn có thể sở hữu nhiều món đồ đa dạng: quần áo, thức ăn, nội thất… ngay cả một đám cưới. Chính vì điều này mà xu hướng Buy nothing đang càng phát triển, đặc biệt là sau khoảng thời gian nhiều người dần “kiệt quệ” tài chính bởi đại dịch thì những món đồ không cần tiền mặt càng quý hơn.

Khởi nguồn từ ngôi làng nhỏ…

Xuất phát từ suy nghĩ mọi người sẽ cần bỏ tiền để mua một vài món đồ, nhưng không phải tất cả những thứ bạn yêu thích đều có thể mua bằng tiền. Đôi bạn thân đến từ đảo Bainbridge là Rebecca Rockefeller and Liesl Clark đã nuôi ý tưởng và xây dựng nhóm “không mua gì”. Đến hôm nay đã phát triển thành xu hướng sống “Buy nothing”.

Cảm hứng được lấy từ một ngôi làng nhỏ trên cao nguyên Nepal, nơi mà cô đã từng đến để làm phim tài liệu vào năm 2007. Điểm đặc biệt ở ngôi làng này là người ta sẽ không dùng tiền tệ để mua sắm. Theo Liesl Clark “tiền ở đây sẽ không có tác dụng. Thay vào đó ngôi làng Samdzong hoạt động dựa trên xin và tặng. Khi người dân trong làng cần một thứ gì đó, họ sẽ chỉ cần xin mọi người trong làng. Và mọi người trong làng sẽ cho đi và “khoản lời” mà họ nhận được là một mối quan hệ tốt hơn.

Trong một lần tham gia hoạt động, Clark đã rất lúng túng khi mang quần áo đi tặng nhưng một người lớn tuổi không có con cái hỏi sinh đôi giày trẻ con. Ban đầu cô còn ngờ vực về hoạt động này của ngôi làng. Tuy nhiên, sau đó cô đã nhận được lời giải thích rằng, người phụ nữ đó sẽ đem tặng lại đôi giày đó cho một gia đình đang cần nhưng họ không thể đi xin mọi người.

… đến sự phát triển thành một xu hướng sống toàn cầu

Kết thúc chuyến đi, Clark và Rockefeller đã thành lập một nhóm nhỏ trên mạng xã hội facebook vào lúc 10 giờ sáng. Đến trưa nhóm đã thu hút hơn 300 người tham gia. Bài đăng đầu tiên, Clark ngỏ ý muốn tặng một tá trứng gà trong nhà. Sau đó một người hàng xóm mà cô chưa bao giờ gặp là Susan Sellen đã bình luận để hỏi xin.

Sellen chia sẻ rằng “Tôi đã sống nhiều năm ở đây, tuy nhiên rất ít khi ra ngoài để chia sẻ và trò chuyện với ai”. Sau khi cho và nhận trứng, Sellen và Clark vẫn tiếp tục gặp gỡ, trò chuyện và họ đã trở thành bạn bè thân thiết với nhau.

Từ đó cộng động Buy nothing đã tăng lên rất nhiều. Trong khoảng 1 tháng đã có thêm các nhóm được mở ra ở Bắc Kitsap, sau đó ở California, và Seattle. Tính đến cuối năm 2013 đã có 27 nhóm “không mua gì” được thành lập với tổng số tiền là 10.000 thành viên trên nước Mỹ. Qua 8 năm cùng tác động của đại dịch Covid-19 đã giúp “Buy nothing” phát triển hơn 6.700 nhóm trên mạng xã hội Facebook tại 44 quốc gia. 

xu hướng không mua gì

Vì sao “không mua gì” lại trở thành xu hướng mới

Sự góp phần từ xu hướng sống tối giản 

Từ lâu, sống tối giản đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Sống tối giản được hiểu là loại bỏ những thứ không cần thiết và những thứ không cần dùng đi. Tuy nhiên khi “bắt tay” vào lối sống tối giản nhiều người nhận ra rằng mình đang có nhiều món đồ không cần dùng đến nhưng chúng còn rất mới nên không loại bỏ chúng ra khỏi không gian sống.

Xu hướng “Buy nothing” ra đời giúp người sống tối giản có thể cho đi những món đồ mình không còn dùng đến những người thật sự cần. Không chỉ mở rộng không gian mà người cho đi còn được một khoản lời là mối quan hệ xã hội ngày càng tốt hơn.

Ảnh hưởng của đại dịch

Đại dịch Covid-19 ít nhiều đã ảnh hưởng đến nguồn thu nhập nên nhiều người không còn đủ để chi trả những vật dụng cần thiết. Vì vậy xu hướng “không mua gì” đã giúp được nhiều người sở hữu đồ dùng cần thiết mà không cần dùng tiền. Hơn nữa xu hướng này còn giúp mọi người mở rộng mối quan hệ xã hội.

Cách thực hiện

Hiện nay xu hướng “không mua gì” hoạt động trên nền tảng mạng xã hội facebook bằng các nhóm. Chính vì vậy, sau khi bạn đã tham gia nhóm (join group) bạn chỉ cần đăng bài nếu cần cho hay bình luận ngỏ ý muốn nhận những món cần dùng.

Theo Rebecca Rockefeller and Liesl Clark (đồng sáng lập Buy nothing) không khuyến khích “ai đến trước nhận trước” hay nói cách khác là ai bình luận trước sẽ nhận trước. Mọi thành viên đều hoạt động dựa trên quy tắc tự nguyện, tức là bạn có thể chọn người nhận theo mục đích của mình thay vì chọn những người bình luận sớm nhất. Điều này giúp người cho có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về người nhận, từ đó món đồ cho đi sẽ “tìm” được chủ nhân thích hợp.

Buy nothing

Những lưu ý khi thực hiện

Nếu bạn muốn tham gia xu hướng “không mua gì” hãy cùng Mẹ và Con ghi nhớ những lưu ý sau đây nhé!

Vệ sinh kỹ trước khi sử dụng đối với quần áo

Tương tự như việc chúng ta mua sắm đồ “si” hay 2hand việc đầu tiên trước khi sử dụng là nên giặt thật sạch. Tuy có nhiều trường hợp người cho sẽ rất cẩn thận là đem giặt sạch trước khi tìm “chủ mới”, nhưng bạn không thể nào chủ động hỏi xem người cho đã giặt sạch trước khi cho mình hay chưa? Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn hãy chủ động giặt sạch trước khi sử dụng. Vừa an toàn cho bản thân, nhưng vẫn tôn trọng được đối với người cho khi không phải đặt các câu hỏi có phần tế nhị.

Nếu bạn là người nhận hãy chủ động thanh toán phí vận chuyển

Thông thường người cho sẽ chọn “chủ mới” cho món đồ của mình ở gần họ. Vì vậy, nếu bạn là người may mắn được người cho lựa chọn thì hãy chủ động nhận khoản phí vận chuyển (nếu có). Tuy các khoản vận chuyển sẽ không cao và người cho sẽ sẵn sàng thanh toán luôn khoản này, nhưng nếu nhận được sự chủ động từ bạn sẽ chắc hẳn họ sẽ rất vui và tin vào sự lựa chọn của mình hơn.

Trao đổi an toàn trong mùa dịch

Buy nothing là xu hướng mới mang đến nhiều lợi ích cho cả người cho lẫn người nhận. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong mùa dịch như hiện nay các bạn nên ghi nhớ những lưu ý sau đây:

  • Tuân thủ quy tắc 5K: Bạn nên giữ khoảng cách khi cho và nhận để đảm bảo an toàn
  • Đeo khẩu trang đúng cách
  • Sát khuẩn: Sau khi cho và nhận các bạn nên thực hiện sát khuẩn thật kỹ
  • Giữ liên lạc và gửi lời cảm ơn

Mục đích của xu hướng Buy nothing không chỉ dừng lại ở việc bạn đang muốn “dọn dẹp” nhà hay muốn nhận những thứ mình cần mà không phải mất tiền. “Không mua gì” luôn đề cao tình người lên trên hết. Vì vậy sau khi nhận được món đồ mình cần, bạn đừng quên gửi lời cảm ơn chân thành cũng như giữ liên lạc để tăng mối quan hệ xã hội nhé!

xu hướng Buy nothing

Buy nothing – nơi mà giá trị tiền tệ không còn quan trọng, thay vào đó tình người sẽ được đề cao khi sự cho và nhận đều dựa trên tinh thần tự nguyện. Hy vọng với thông tin trên đây, các bạn sẽ hiểu hơn về xu hướng mới này và biết cách áp dụng an toàn trong mùa dịch này nhé!

Bài viết liên quan