Suốt 9 tháng 10 ngày ròng rã nâng niu con trong bụng, mẹ và con có một mối quan hệ mật thiết không chỉ về phần sinh học, mà cả mặt tình cảm. Từng cú chạm nhẹ rồi đến quẫy đạp của con đều được truyền đến mẹ. Về phần mẹ, tất cả những yêu thương, lo lắng, vui buồn của mẹ trong suốt thai kỳ cũng chỉ có thể được “thủ thỉ” với “người bạn” thân thiết nhất đó là con thông qua những cái xoa bụng khi mang bầu.
Vì thế, những lời tâm tình cùng cử chỉ vuốt ve chiếc bụng bầu tròn trĩnh là cách giao lưu đơn giản nhất của mẹ đối với bé yêu. Thông qua những cử chỉ chạm nhẹ, vuốt ve, mẹ đã truyền cho bé tất cả sự âu yếm của mình. Bé sẽ cảm nhận được tình yêu thương mẹ đã gửi gắm.
Không chỉ vậy, kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ còn giúp bé cảm nhận được không khí ấm áp xung quanh mình. Từ đó, mối quan hệ của bé ngày một thân thiết và tin cậy hơn. Nhưng liệu xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Cùng tìm hiểu với Mẹ và Con nhé!
Lợi ích của việc xoa bụng khi mang thai
Về phía mẹ:
- Giúp mẹ cảm thấy thoải mái
Trướ khi trả lời cho thắc mắc xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không, mời mẹ cùng tìm hiểu quá trình phát triển của con. Từ tuần thứ 18-20 của thai kỳ, mẹ đã có thể cảm nhận được những cú quẫy đạp đầu tiên của bé. Lúc này, tâm trạng của mẹ vừa hồi hộp, vui mừng, xen lẫn thích thú.
Theo phản xạ tự nhiên, nhiều mẹ muốn âu yếm con bằng việc xoa nhẹ lên thành bụng của mình. Điều này giúp mẹ thêm yêu quý khoảng thời gian thiêng liêng của thai kỳ, cảm thấy hạnh phúc hơn khi biết con yêu đang khỏe mạnh và lớn lên từng ngày.
Có thể bầu quan tâm: Dấu hiệu sắp hết nghén
- Gần gũi với con hơn
Khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ thì hệ thống thính giác của thai nhi đã bắt đầu định hình. Đến tuần thứ 12, tai trong phát triển đến mức có thể kết nối với các tế bào thần kinh trong não. Bắt đầu từ tuần 24, khả năng nhận biết tiếng động của thai nhi đã phát triển vượt bậc.
Bé có thể nghe và phản ứng lại với những âm thanh trong bụng mẹ và cả môi trường bên ngoài. Do đó, khi xoa bụng kết hợp với trò chuyện cùng con là mẹ đang tạo nên quá trình giao tiếp thật sự giữa mẹ và bé. Cách làm này giúp bé yêu cảm thấy mẹ ở gần hơn nên sẽ không bị lo lắng, sợ hãi. Nhưng mẹ lại cảm thấy lo lắng không biết “xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không”.
- Thoa kem dưỡng chống rạn
Rạn da là một hiện tượng hết sức bình thường ở phụ nữ mang thai do nguyên nhân của việc collagen và các lớp đàn hồi bị phá vỡ. Tình trạng rạn da khi mang thai sẽ trở nên trầm trọng hơn đối với những làn da có độ đàn hồi thấp, mang thai sau 35 tuổi… Để tránh tình trạng này, nhiều chị em thường dùng kem chống rạn để thoa lên các vùng da dễ bị rạn như bụng, mông, đùi…
Về cơ bản, hầu hết là phụ nữ mang thai có thể thoa kem chống rạn ở bụng từ tam cá nguyệt thứ hai. Việc này giúp mẹ giữ được làn da săn chắc, mịn màng sau khi sinh con. Tuy nhiên, có một điều các mẹ bầu cần phải chú ý khi thoa kem chống rạn chính là chọn sản phẩm an toàn, chất lượng và thoa đúng số lần theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Về phía con:
- Cảm nhận tình yêu thương
Cũng như mẹ, thai nhi cũng có thể cảm nhận được tình yêu thương qua những cử chỉ trìu mến của mẹ, của bố, thậm chí là anh chị, người thân của bé. Bắt đầu từ lúc biết cảm nhận, vào khoảng tuần thứ 8 của thai kỳ, việc xoa bụng bầu đúng cách sẽ giúp bé cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc.
Nhiều nghiên cứu còn cho thấy, bé biết “trông chờ” đến thời điểm nhất định trong ngày để được mẹ vuốt ve, cưng nựng, trò chuyện…
- Phát triển các giác quan
Khi xoa bụng, hầu hết các mẹ bầu thường kết hợp với việc nghe nhạc, trò chuyện hay thậm chí là chơi đùa cùng con. Đây chính là cơ hội thúc đẩy các cơ quan như thính giác, xúc giác của bé nhanh chóng phát triển.
- Phát triển trí não, vận động
Xoa bụng đúng cách không chỉ giúp hệ tuần hoàn của mẹ làm việc hiệu quả mà còn tăng cường oxy cung cấp cho cơ thể bé, hỗ trợ các tế bào não họat động hiệu quả. Do đó, bé yêu sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hệ thần kinh nhanh hơn.
Bên cạnh đó, khi được thực hiện thường xuyên các bài tập về cảm giác tiếp xúc, thai nhi cũng dễ dàng đẩy nhanh sự vận động của cơ thể. Sau khi chào đời, bé sẽ sớm phát triển các hoạt động như lẫy, bò, ngồi, cầm, nắm…
Những nguy cơ của việc xoa bụng khi mang thai
Đương nhiên, bên cạnh những lợi ích của việc xoa bụng khi mang bầu thì cũng có rất nhiều tác động tiêu cực phát sinh từ hành động này. Vậy xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Đây là đáp án cho mẹ:
Gây kích thích tử cung
Trong suốt quá trình mang thai, tử cung đảm nhận một nhiệm vụ vô cùng quan trọng chính là chiếc tổ êm ái nhất để phôi thai phát triển. Theo tuổi thai, tử cung sẽ giãn nở đến mức phù hợp để bảo vệ thai nhi. Đến thời điểm thích hợp, tử cung làm nhiệm vụ co thắt đẩy thai nhi ra ngoài, hoàn tất thai kỳ. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho tử cung khi mang thai là vô cùng quan trọng.
Có thể mẹ quan tâm: Làm sao để cổ tử cung mở nhanh
Tuy nhiên, với một số người, việc xoa bụng quá mạnh hay quá thường xuyên, đặc biệt là từ tháng thứ 7 trở đi, sẽ gây ra nguy cơ sinh sớm. Nguyên nhân được giải thích là do trong quá trình xoa bụng, mẹ đã kích thích sự co bóp của tử cung, khiến cho chúng hoạt động quá mức, gây ra hiện tượng động thai hay sinh non…
Làm lệch ngôi thai
Vị trí của thai nhi có ảnh hưởng đặc biệt đến quá trình chuyển dạ, quyết định sự thành công khi sinh nở. Ở giai đoạn thai còn bé, môi trường nước ối nhiều, khoang bụng rộng rãi, việc vuốt ve vùng bụng của mẹ không quá ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi bé đã lớn hơn, khả năng cảm nhận phát triển, nếu mẹ xoa bụng quá thường xuyên sẽ làm bé thay đổi vị trí như ngôi thại bị ngược hoặc làm lệch ngôi thai, khiến cho việc sinh nở thêm khó khăn.
Cách xoa bụng khi mang thai an toàn
Thời gian:
Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Tốt nhất là khi thai được khoảng 20 tuần trở lên và vào chiều tối. Tuyệt đối tránh xoa bụng khi vừa ăn no và hoạt động nhiều.
Địa điểm:
Mẹ có thể thực hiện việc xoa bụng cho con ở bất cứ nơi nào mình cảm thấy thuận tiện nhất. Tuy nhiên, mẹ nên ưu tiên những nơi có thể ngồi nghỉ ngơi thong thả, không khí thoáng mát, nhiệt độ vừa phải.
Cách thực hiện:
Đầu tiên, bạn nên thả lỏng toàn thân, nhẹ nhàng dùng tay xoa theo hình tròn hoặc vuốt từ trên xuống. Bạn dùng kem dưỡng ẩm chứa vitamin E hoặc dầu thực vật làm ẩm và trơn lòng bàn tay trước khi xoa bụng. Khi xoa, mẹ nên dùng mặt lòng các ngón tay và xoa nhẹ nhàng, tránh dùng nguyên bàn tay và ấn quá mạnh.
Bắt đầu xoa ở hai bên hông, sau đó di chuyển dần về phía giữa bụng, xoa từ trên bụng hướng xuống xương mu và bẹn. Khi xoa bạn nên tưởng tượng rằng bạn đang chăm sóc bé yêu của mình.
Khi thai trên 28 tuần, bạn không nên nằm ngửa vì lúc này tử cung lớn gây chèn ép tĩnh mạch chủ dưới có thể ảnh hưởng đến lượng máu đến tử cung để nuôi thai. Khi này, bạn nên nằm nghiêng về bên trái, kê thêm gối sau lưng hoặc kẹp giữa hai đầu gối. Bạn cũng có thể nằm đầu cao, hai chân kê lên gối.
Thời lượng:
Mỗi ngày bạn có thể thực hiện việc xoa bụng theo hướng dẫn ở trên từ 1 đến 2 lần. Mỗi lần xoa từ 2-5 phút, không nên xoa quá 10 phút.
Những trường hợp tuyệt đối không xoa bụng khi mang bầu
Tiền sử sẩy thai, sinh non, nhau bong non; đang có cảm giác trằn bụng hoặc ra huyết âm đạo
Nếu bạn thuộc nhóm đối tượng kể trên, các bác sĩ sẽ khuyên bạn hết sức hạn chế hình thức tương tác này. Bởi lẽ, không như các thai phụ bình thường khác, cơ địa nhạy cảm của bạn không thể chịu đựng được sự kích thích từ môi trường bên ngoài.
Do đó, khi hỏi xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không, hãy chia sẻ với các mẹ bầu và cả những người thân trong gia đình, bạn bè, để tránh xảy ra sai sót.
Nhau tiền đạo
Đây là tình trạng một phần hoặc tất cả bánh nhau nằm đoạn dưới tử cung, có thể bắt ngang qua cổ tử cung làm “ngáng đường ra” của em bé. Khi gặp trường hợp nhau tiền đạo, các bác sĩ thường hết sức lưu ý vì mẹ có thể bị chảy máu khó kiểm soát, gặp nhiều rủi ro khi chuyển dạ và sinh nở…
Vì thế, nếu được chẩn đoán về tình trạng nhau tiền đạo, mẹ bầu nên hạn chế việc xoa bụng để tránh làm tử cung bị kích thích khiến cho ra huyết, dẫn đến sinh sớm.
Thai nhi có tràng hoa quấn cổ
Do sự vận động của bé trong bụng mẹ nên thai nhi có thể bị dây rốn quấn cổ 1-2 vòng. Khi gặp trường hợp này bé vẫn có thể chào đời thuận lợi, khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc vuốt ve của bạn vào lúc này là không cần thiết, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho bé.
Xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là “Có”. Lý do là bởi khi được kích thích, bé sẽ sinh ra những phản ứng tương tác với mẹ nên vận động nhiều hơn, mạnh hơn, làm cho dây rốn càng lúc càng siết chặt. Điều này có thể khiến bé bị ngạt, chất dinh dưỡng khó lưu thông, gây nên hiện tượng suy thai, thai lưu…
Tần suất quẫy đạp không bình thường
Tùy theo giai đoạn phát triển, số lần thai máy cũng có sự khác biệt rõ rệt có vai trò quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khỏe của thai nhi. Thông thường, thai nhi khỏe mạnh sẽ có hơn 4 lần cử động trong khoảng 30 phút, mỗi ngày 3 lần. Nếu trong 1 giờ thai nhi có trên 4 lần cử động thai cũng được xem là khỏe mạnh.
Bạn có thể theo dõi cử động thai mỗi ngày. Nếu thấy bé có nhiều hơn số lần máy so với mọi ngày, bạn nên nghĩ đến tình trạng bất thường về sức khỏe của bé. Lúc này, bạn không nên xoa bụng và kích thích bé thêm nữa mà hãy nghỉ ngơi để bé bình tĩnh trở lại. Trong trường hợp cần thiết, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay.
Đặc biệt, tránh xoa bụng khi mang bầu khi còn dưới 3 tháng vì đây là giai đoạn thai kỳ chưa ổn định, có thể sẩy thai vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Xoa bụng khi mang bầu là một trong những thói quen thường thấy của nhiều mẹ. Nhưng sau khi được nghe đáp án về việc xoa bụng khi mang thai có ảnh hưởng gì không mẹ chắc chắn sẽ có cách tương tác phù hợp để bảo đảm an toàn cho mẹ và bé. Đúng không nào?