Mẹ&Con – Yếu tố khiến ngôi thai bị ngược chưa có một nguyên nhân nào cụ thể, nhưng đa phần đều có liên quan đến đa thai, đa ối hoặc tử cung của mẹ bất thường. Các kiểu ngôi thai mẹ bầu nào cũng nên biết Chùm ảnh: Xúc động đến nghẹt thở về một ca sinh thường ngôi thai ngược Mẹ bầu biết gì về ngôi thai?

Thông thường, vào những tuần cuối thai kỳ, thai nhi thường quay đầu xuống phía dưới tử cung để chuẩn bị chào đời. Khi bước vào quá trình chuyển dạ, đầu em bé ra trước, hay trong dân gian còn gọi là ngôi thuận.

Có khoảng 3-4% số trường hợp mang thai là mang thai ngôi mông.

Ngược lại, đầu em bé phía trên, chân hoặc mông ở dưới thì gọi là ngôi mông, dân gian thường gọi là ngôi ngược. Vậy yếu tố khiến ngôi thai bị ngược là do đâu? Đây cũng là vấn đề thắc mắc của rất nhiều mẹ.

Ngôi mông hay ngôi thai bị ngược có thể liên quan đến một số yếu tố như: 

  • Đa thai.
  • Ối quá ít hoặc quá nhiều.
  • Tử cung mẹ có hình dạng bất thường hay có nhân xơ tử cung.
  • Nhau tiền đạo, bánh nhau bám vị trí bất thường.
  • Sinh non.

Để xác định được em bé của mẹ ở vị trí ngôi mông hay không, vào những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng cách siêu âm thai.

Em bé ngôi mông có nên sinh thường hay sinh mổ?

Bạn đã biết những yếu tố khiến ngôi thai bị ngược? 4

Thai nhi ngôi mông, sinh thường sẽ có nguy cơ gặp nhiều tai biến hơn sinh mổ. (Ảnh minh họa)

Hiểu được các yếu tố khiến ngôi thai bị ngược, một số mẹ còn tỏ ra bối rối trước vấn đề nên chọn lựa phương pháp sinh thường hay sinh mổ khi chẳng may em bé ở vị trí ngôi mông.

Theo các bác sĩ, em bé ngôi mông vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết thai ngôi mông thường được các bác sĩ chỉ định nên chọn sinh mổ chủ động. Bởi đối với thai ngôi mông, sinh thường sẽ có nguy cơ gặp nhiều tai biến hơn sinh mổ. Ở một số trường hợp khác, nếu em bé ở vị trí ngôi mông thì mẹ vẫn không thể sinh thường.

Làm gì khi thai ngôi mông?

Bạn đã biết những yếu tố khiến ngôi thai bị ngược? 5

Thủ thuật ngoại xoay thai không áp dụng cho mẹ bầu mang đa thai. (Ảnh minh họa)

Nếu em bé ở vị trí ngôi mông, mọi quá trình theo dõi, kiểm tra vẫn được các bác sĩ tiến hành cho đến khi thai nhi trưởng thành đủ ngày, đủ tháng. Khi thai được 36-38 tuần tuổi, bác sĩ có thể tư vấn thai phụ về ngoại xoay thai. Đây là thủ thuật hỗ trợ xoay bé về ngôi đầu, tuy nhiên không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Chưa kể một số tai biến có thể xảy ra khi thực hiện thủ thuật ngoại xoay thai như vỡ ối non, sinh non, nhau bong non…

Thủ thuật ngoại xoay thai tuyệt đối không áp dụng cho những mẹ bầu mang đa thai, nhau tiền đạo, nguy cơ sinh non hoặc có ra huyết âm đạo.

Cuối cùng, bên cạnh yếu tố khiến ngôi thai bị ngược, việc mẹ muốn lựa chọn phương pháp sinh thường hay sinh mổ đều cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý lựa chọn phương pháp sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Tags:

Bài viết liên quan