Mẹ&Con - “Can đảm là đức hạnh đầu tiên của con người bởi vì nó sẽ dẫn tới toàn bộ những đức hạnh khác,” theo lời của triết gia Aristoteles. Vậy làm sao để ta có được đức tính này? Bài viết dưới đây đưa ra 6 cách đơn giản giúp bạn vượt qua những nỗi sợ hãi trong đời mình

Triết gia cổ đại Aritoteles cho rằng can đảm là phẩm chất quan trọng nhất của con người. “Can đảm là đức hạnh đầu tiên của con người bởi vì nó sẽ dẫn tới toàn bộ những đức hạnh khác,” ông viết. Ngày nay, đó là một trong những lĩnh vực bị thờ ơ nhất trong lĩnh vực tâm lí học thực chứng, nhưng các nghiên cứu gần đây bắt đầu tìm cách thấu hiểu thế nào là can đảm và làm sao chúng ta có thể vun bồi khả năng đối diện nỗi sợ hãi của bản thân và làm sao có thể đưa ra những quyết định can đảm hơn.

Vậy chúng ta phải rèn luyện tinh thần như thế nào để có được những hành vi can đảm hơn? Những nghiên cứu gần đây cho thấy chuyện này không chỉ nằm ở vấn đề đối diện nỗi sợ hãi, mà còn về vấn đề đương đầu với tình trạng rủi ro và không chắc chắn (như nhà văn Ernest Hemingway có nói, can đảm là “thái độ vui lòng khi chịu sức ép”). Dường như ta có thể tự khiến bản thân mình can đảm hơn thông qua thực hành và cố gắng.

Dưới đây là 6 cách giúp bạn nới lỏng cơn sợ hãi đang thắt chặt đời mình và có thể giúp bạn trở nên can đảm hơn bao giờ hết.

1. Đón nhận thất bại

Nhà nghiên cứu Brene Brown (thuộc trường University of Houston, tác giả cuốn Daring Greatly) đã phát hiện ra nếu ta tin rằng bản thân mình không có giá trị gì cả thì ta sẽ luôn sống một cuộc đời trong âu lo, sợ sệt. Chúng ta cứ sợ người khác biết được con người mình và thế là ta e ngại không muốn thể hiện hay phô bày bản thân. Can đảm và chấp nhận thất bại là hai đặc tính liên quan mật thiết với nhau, và đây là hai phẩm chất giúp cải thiện cuộc sống bạn rất nhiều.
Brown cho biết để chinh phục nỗi sợ hãi bản thân, ta cần phải dám làm nhiều thứ hơn nữa, cần phải bộc lộ bản thân ra để đón nhận mọi thất bại và chỉ trích.

hay-tap-noi-long-noi-so-hai-de-ban-tro-nen-can-dam-hon-bao-gio-het

2. Thừa nhận nỗi sợ hãi của mình

Thật khó chinh phục nỗi sợ hãi nếu từ ban đầu bạn không thể thành thật với bản thân rằng những điều làm cho mình sợ hãi chính xác là gì. Nghiên cứu đã cho thấy việc hành xử can đảm yêu cầu ta phải hiểu về chính nỗi âu lo và những giới hạn của bản thân, việc phủ nhận nỗi sợ hãi là điều không nên, và sau đó cần tìm cách giải quyết chúng.

“Để sống đúng với chính mình – tức là thừa nhận và biểu lộ phù hợp những xúc cảm thực sự, những ý nghĩ, và những mong muốn khát khao của ta – ta cần phải thừa nhận nỗi sợ hãi và những rủi ro của bản thân, rồi tiến lên phía trước khi mà những nguyên nhân đó đáng để chúng ta phải hành động,” theo lời của các nhà nghiên cứu ở School of Management thuộc Pepperdine Univeristy.

3. Hãy đối diện những điều làm ta sợ hãi

Nhà tâm lí học Noam Shpancer cho biết, khi gặp chuyện sợ hãi điều duy nhất thoát khỏi nó là hãy lao vào nó. Thật vậy: một trong những cách hiệu quả nhất để rũ bỏ nỗi sợ là hãy liên tục buộc bản thân mình đối diện với điều bạn e sợ. Nghiên cứu đã phát hiện rằng điều đó sẽ làm giảm đi phản ứng sợ hãi trong tâm lí cho đến lúc bạn có thể xử lí được nó hoặc nó sẽ biến mất luôn. Bạn sợ nói chuyện trước đám đông ư? Hãy tập cách nói chuyện trước một nhóm nào đó, điều này sẽ giúp bạn can đảm hơn khi đối diện với bất kì cuộc trò chuyện đám đông ở bất kì quy mô nào.

 “Phơi bày bản thân trước nỗi sợ rõ ràng là cách hiệu quả nhất để giải quyết những chứng sợ hãi, những rối loạn âu lo cũng như bất kì loại sợ hãi thường nhật nào,” theo lời của nhà khoa học thần kinh Philippe Goldin của trường Stanford University.

hay-tap-noi-long-noi-so-hai-de-ban-tro-nen-can-dam-hon-bao-gio-het

4. Hãy suy nghĩ tích cực

Nhà tâm lí học của Hải quân Mĩ Marc Taylor đã tiến hành nghiên cứu về những vận động viên Olympic để xem thử họ dùng những chiến thuật nào giúp cho bản thân tự tin hơn và điều đó tác động đến thành tích của họ ra sao. Taylor phát hiện rằng các vận động viên thường tập cách hình dung vấn đề và dùng những lời tự khẳng định bản thân để có thể đương đầu tốt hơn với những áp lực ở các cuộc thi đấu đỉnh cao, và như thế thì họ có nhiều khả năng thành công hơn.

“Vấp phải nỗi sợ hãi và lo lắng hoặc buồn rầu và chán nản có thể làm đời ta xoay chuyển thành con số không,” theo lời Andrew Shatte, tác giả cuốn The Resilience Factor và là công tác khoa học tại meQuilibrium. “Chúng ta cần xây dựng niềm hi vọng tích cực và lạc quan, những cảm xúc tốt đẹp, cũng như ý nghĩa và mục đích – để chuyển cuộc đời ta sang hướng tích cực, vốn là điều tất cả chúng ta đều mong muốn.”

5. Làm dịu những căng thẳng

Căng thẳng và sợ hãi thường đi đôi với nhau. Những cảm giác căng thẳng thường bắt nguồn từ nỗi sợ về một mối đe doạ thể chất hay cảm xúc mà ta tưởng tượng ra (như không thể làm xong việc, hay sợ thất bại chẳng hạn), và áp lực căng thẳng có thể góp phần vào những cảm giác tiêu cực như chán nản và âu lo, sau đó dẫn tới những ý nghĩ sợ hãi trong ta.

Tập thể dục và thiền định đều có khả năng làm dịu đi các mức độ căng thẳng và giảm bớt những cảm giác chán nản và âu lo, từ đó bạn có thể hành động can đảm hơn khi đối diện với những thử thách trong đời mình.

hay-tap-noi-long-noi-so-hai-de-ban-tro-nen-can-dam-hon-bao-gio-het

6. Tập làm những việc can đảm

Để có được tính can đảm, thì ta cần phải thường xuyên tăng cường và củng cố đức tính đó. Aristoteles nói rằng chúng ta sẽ phát triển được lòng can đảm nếu thực hiện những hành động can đảm. Nghiên cứu tâm lí học gần đây cũng cho biết lòng can đảm là một thói quen đạo đức mà ta phát triển được nhờ vào việc thường xuyên tập cách hành động can đảm, theo lời nhà tâm lí học Ben Dean.

Cũng theo Aritoteles, thực hành can đảm có thể tạo ra khác biệt hoàn toàn trong cuộc đời mình. Như ông đã viết, “Bạn sẽ không bao giờ làm được gì ở cõi sống này nếu không có lòng can đảm.”

Tags:

Bài viết liên quan