Một số người cho rằng vừa ăn uống nước là một thói quen xấu, có hại cho tiêu hóa của bạn bởi việc này có thể gây tích tụ độc tố, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Kiệu một ly nước đơn giản trong bữa ăn của bạn có thể gây ra những tác động tiêu cực hay không – hay đây chỉ là những lời đồn vô căn cứ?
Hãy cùng tìm hiểu ngay xem thói quen vừa ăn vừa uống nước có thật sự là một thói quen nguy hiểm với sức khỏe như chúng ra vẫn thường được nghe đến hay không bạn nhé.
Như thế nào là quá trình tiêu hóa thông thường?
Để hiểu tại sao việc vừa ăn vừa uống nước được cho là làm rối loạn quá trình tiêu hóa, trước tiên bạn cần hiểu quá trình tiêu hóa bình thường.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu trong miệng ngay khi bạn bắt đầu nhai thức ăn. Hoạt động nhai báo hiệu tuyến nước bọt của bạn bắt đầu sản xuất nước bọt, có chứa các enzym giúp bạn phân hủy thức ăn. Khi ở trong dạ dày của bạn, thức ăn được trộn với dịch vị có tính axit, dịch này sẽ tiếp tục phân hủy và tạo ra một chất lỏng đặc gọi là nhũ trấp.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Uống nước trước khi ngủ có tốt không?
- Mỗi ngày trẻ uống nước cam bao nhiêu để tăng sức đề kháng?
Trong ruột non của bạn, nhũ trấp được trộn với các enzym tiêu hóa từ tuyến tụy và axit mật từ gan của bạn. Những thứ này tiếp tục phá vỡ nhũ trấp, chuẩn bị từng chất dinh dưỡng để hấp thụ vào máu của bạn.
Hầu hết các chất dinh dưỡng được hấp thụ khi nhũ trấp đi qua ruột non của bạn. Chỉ một phần nhỏ còn lại được hấp thụ khi đến ruột kết (ruột già) của bạn. Khi ở trong máu của bạn, các chất dinh dưỡng sẽ di chuyển đến các vùng khác nhau trên cơ thể bạn. Quá trình tiêu hóa kết thúc khi các chất còn sót lại được bài tiết.
Tùy thuộc vào những gì bạn ăn, toàn bộ quá trình tiêu hóa này có thể mất từ 24 đến 72 giờ.
Vừa ăn vừa uống nước có gây ra các vấn đề về tiêu hóa?
Vì sao nói vừa ăn vừa uống nước gây hại cho hệ tiêu hóa?
Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, một số người cho rằng vừa ăn vừa uống nước là một thói quen xấu, bởi điều này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của bạn.
- Rượu và đồ uống có tính axit ảnh hưởng tiêu cực đến nước bọt: Một số người cho rằng uống đồ uống có tính axit hoặc có cồn trong bữa ăn sẽ làm khô nước bọt, khiến cơ thể bạn khó tiêu hóa thức ăn hơn. Rượu làm giảm lưu lượng nước bọt từ 10–15% trên mỗi đơn vị rượu. Tuy nhiên, điều này chủ yếu đề cập đến rượu mạnh – không phải các loại bia và rượu với nồng độ cồn thấp.
- Nước làm loãng axit dạ dày và men tiêu hóa: Một lý do khác khiến nhiều người khuyên rằng không nên vừa ăn vừa uống nước là vì việc uống nước trong bữa ăn sẽ làm loãng axit dạ dày và men tiêu hóa, khiến cơ thể khó tiêu hóa thức ăn hơn. Tuy nhiên, quan điểm này cho rằng hệ thống tiêu hóa của bạn không thể điều chỉnh các chất bài tiết của nó để phù hợp với độ đặc của bữa ăn, điều này là sai nếu xét về mặt khoa học.
- Vừa ăn vừa uống nước làm tăng tốc độ thức ăn rắn thoát ra khỏi dạ dày của bạn: Một lập luận khác chống lại việc vừa ăn vừa uống nước cho rằng chất lỏng làm tăng tốc độ thức ăn rắn thoát ra khỏi dạ dày của bạn. Điều này được cho là làm giảm thời gian tiếp xúc của bữa ăn với axit dạ dày và các enzym tiêu hóa, dẫn đến việc tiêu hóa kém hơn. Tuy nhiên, không có nghiên cứu khoa học nào xác thực lập luận này. Một nghiên cứu phân tích tình trạng rỗng của dạ dày đã quan sát thấy rằng, mặc dù chất lỏng đi qua hệ thống tiêu hóa của bạn nhanh hơn chất rắn, nhưng chúng không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa của thức ăn đặc.
Vì vậy, nhìn chung với cả 3 lý do cho rằng vừa ăn vừa uống nước gây hại cho hệ tiêu hóa đều không phù hợp về mặt khoa học, cho dù bạn uống nước, rượu hoặc đồ uống có tính axit như nước cam hay nước chanh đi chăng nữa.
Chất lỏng có thể cải thiện tiêu hóa tốt hơn
Chất lỏng giúp phá vỡ những khối thức ăn lớn, giúp chúng dễ dàng trượt xuống thực quản và vào dạ dày của bạn. Không chỉ vậy, chất lỏng cũng giúp di chuyển thức ăn một cách trơn tru, ngăn ngừa đầy hơi và táo bón.
Hơn nữa, dạ dày của bạn tiết ra nước, cùng với axit dạ dày và các enzym tiêu hóa, trong quá trình tiêu hóa. Trên thực tế, lượng nước này là cần thiết để thúc đẩy chức năng thích hợp của các enzym này.
Xem thêm:
- Chọn khung giờ uống nước đúng cách để có làn da đẹp
- Uống nước chanh có tác dụng gì, hiểu để luôn khỏe đẹp
Bên cạnh đó, nước có thể làm giảm sự thèm ăn và lượng calo mà bạn hấp thụ vào cơ thể. Uống nước trong bữa ăn cũng có thể giúp bạn tạm dừng giữa các lần ăn, giúp bạn có thời gian kiểm tra các tín hiệu đói và no của cơ thể. Điều này có thể ngăn ngừa ăn quá nhiều và thậm chí có thể giúp bạn giảm cân.
Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy những người tham gia uống 500 ml nước trước mỗi bữa ăn sẽ giảm được nhiều hơn 2 kg so với những người không uống. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước có thể tăng tốc độ trao đổi chất của bạn lên khoảng 24 calo cho mỗi 500 ml bạn tiêu th.
Điều thú vị là lượng calo bị đốt cháy giảm khi nước được làm ấm bằng nhiệt độ cơ thể. Điều này có thể là do cơ thể bạn sử dụng nhiều năng lượng hơn để làm nóng nước lạnh bằng với nhiệt độ cơ thể.
Tuy nhiên, tác dụng của nước đối với quá trình trao đổi chất không quá nhiều và không không áp dụng cho tất cả mọi người. Và bạn cũng cần nhớ rằng, việc vừa ăn vừa uống nước giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa chỉ áp dụng cho nước lọc chứ không phải sữa, nước trái cây hay các loại nước nhiều đường, đồ uống có ga.
Tóm lại, việc vừa ăn vừa uống nước không phải là một thói quen xấu mà ngược lại, chất lỏng còn đóng một số vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa của bạn. Bên cạnh đó, uống nước trong bữa ăn có thể giúp điều chỉnh sự thèm ăn của bạn, ngăn ngừa ăn quá nhiều và thúc đẩy giảm cân. Điều này không áp dụng cho đồ uống có calo mà chỉ áp dụng cho nước lọc thôi bạn nhé.