Mẹ&Con - Cứ nghĩ vitamin là… thuốc bổ, giúp con thông minh, khỏe mạnh hơn nên nhiều bà mẹ cứ thoải mái ra hiệu thuốc, tự động rinh cả đống vitamin về cho con uống. Tuy nhiên, thực tế vitamin không phải là thứ có thể nạp bao nhiêu cũng được. Không hiếm trẻ đã phải vào bệnh viện điều trị, cấp cứu chỉ vì dùng quá liều các loại vitamin không theo chỉ định của bác sĩ. Bổ sung Multivitamin cho trẻ ngày Tết 4 loại bệnh không nên dùng vitamin Bổ sung vitamin C cho bé

Tưởng thương con thành… hại con!

Không ít bà mẹ nuôi con lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm, cứ nghĩ ngày xưa mình cực khổ, ăn uống thiếu thốn nên mới thấp bé, gầy còm, phát triển không nổi, giờ điều kiện kinh tế khá giả, chỉ muốn bổ sung thật nhiều chất bổ dưỡng để con có thể phát triển hoàn hảo nhất. Với suy nghĩ đó, Vitamin là thứ dễ… lọt vô tầm ngắm của mẹ, vì nhiều người luôn cho rằng Vitamin cũng giống như “thuốc bổ” vậy, phải bổ sung nhiều Vitamin con mới đủ chất, khỏe mạnh, khôn lớn được.

Tuy nhiên, mẹ lại không biết rằng bé có thể phải đi… cấp cứu nếu mẹ cho dùng Vitamin bừa bãi, không theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ví dụ, có bà mẹ nghe con cận thị thì… phát hoảng, vội vàng mua dầu cá về, ép con uống thật nhiều với hi vọng những viên dầu cá sẽ bổ sung Vitamin A cho con, giúp con giữ gìn đôi mắt sáng ngời. Trong khi đó, thực tế nếu uống quá liều Vitamin A, có thể gây ra các biểu hiện đau đầu, nôn mửa… Kéo dài lâu ngày thì sẽ gây tình trạng ngộ độc mãn tính, khiến trẻ thường xuyên đau nhức xương khớp, dù hãy còn ở độ tuổi mẫu giáo, cấp 1.

Vitamin cho trẻ

Tương tự, một số bà mẹ cứ đều đặn mỗi ngày ép con uống… viên sủi Vitamin C mà không biết rằng việc thừa Vitamin C (quá 1.000mg/ngày) có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày, gây tiêu chảy cho bé. Bạn cần biết rằng Vitamin không phải là thứ có thể lạm dụng. Nhất thiết trong tất cả mọi trường hợp, nếu muốn bổ sung Vitamin cho con theo liều cao, hoặc bằng viên uống, phải hỏi bác sĩ, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và dùng không quá 1 tháng theo đúng liều được chỉ dẫn. Trừ trường hợp trẻ thiếu ở mức quá trầm trọng, còn lại, Vitamin chỉ nên bổ sung cho cơ thể thông qua chế độ ăn phong phú, đầy đủ các chất là đảm bảo cung cấp đủ Vitamin cho cơ thể.

Nên hiểu Vitamin thế nào cho đúng?

Có rất nhiều Vitamin, trong đó một số Vitamin thông dụng, quen thuộc, bạn thường nghe đến là Vitamin A, B (B1, B6, B12…), C, D. Ngoài ra còn có những Vitamin “ngồ ngộ”, lạ hơn như Vitamin E, K, F, PP…

Như đã nói, thừa Vitamin sẽ nguy hiểm cho trẻ, nhưng thiếu hụt Vitamin, bất kỳ loại nào cũng nguy hiểm không kém. Theo báo cáo của Tổ chức Sức khỏe Thế giới (WHO), hiện ở các nước chậm tiến, mỗi năm vẫn có trên nửa triệu trẻ em bị mù vì thiếu Vitamin A, trong khi phương thức phòng ngừa tình trạng thiếu hụt Vitamin A lại rất đơn giản. Để đề phòng tình trạng thiếu hụt Vitamin A ở con, bạn nên tham khảo các triệu chứng (xem bảng bên dưới), quan sát kỹ những biến đổi bất thường ở cơ thể trẻ. Ví dụ nếu thấy trẻ hay quáng gà, thị lực yếu vào buổi tối, da khô, rụng nhiều tóc, móng tay yếu và dễ gãy… thì đây đều là những yếu tố “báo động” của cơ thể về tình trạng thiếu Vitamin A.

vitamin---khong-phai-bao-nhieu-cung-duoc…-bao-nhieu-cung-duoc-

Khi đó, bạn chỉ cần điều chỉnh một chút chế độ ăn uống, tăng cường bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin mà trẻ thiếu hụt là được. Điều thuận lợi ở Việt Nam là các loại rau củ quả của ta rất phong phú. Bạn chỉ cần tìm hiểu thông tin, xin tư vấn của bác sĩ là đã có thể có một thực đơn rất đa dạng để trẻ ăn không ngán mà vẫn đều đặn bổ sung mỗi ngày được cho trẻ đủ các loại Vitamin khác nhau.

Tags:

Bài viết liên quan