Mẹ&Con - Trước đây, viêm loét dạ dày chỉ xuất hiện ở người trưởng thành. Nhưng hiện nay, theo thống kê thì số trẻ em bị viêm loét dạ dày ngày càng tăng và lứa tuổi bị mắc bệnh ngày càng thấp. 8 mẹo giảm đau cho bé khi mọc răng vừa dễ lại vừa nhanh Phòng bệnh trước thai kỳ Vì sao “bầu” phải bổ sung axit folic?

Viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến ở trẻ em 5Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh viêm loét dạ dày ngày càng cao và xảy ra ở độ tuổi ngày càng thấp. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em như có thể do thuốc hoặc do hóa chất trong sinh hoạt mà trẻ vô tình nuốt phải bị ngộ độc… Trong ăn uống, nguyên nhân viêm dạ dày còn có thể bắt nguồn từ chế độ ăn quá nhiều chất hại dạ dày như chua, cay. Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn có các vấn đề của bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày do tự miễn, phì đại niêm mạc dạ dày…

Loét dạ dày ở trẻ em cũng thường gặp ở các bệnh nhân bị stress về tâm lý, ở các gia đình có bố mẹ không hòa thuận hoặc do điều kiện học hành căng thẳng quá mức cần thiết, xem tivi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh.

Bên cạnh đó, hiện nay nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày ở trẻ em đa số do nhiễm vi trùng HP. Vi trùng này lây qua đường miệng – miệng hoặc theo đường miệng – phân do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn.

Triệu chứng và biểu hiện

Viêm loét dạ dày ở trẻ em thường có biểu hiện dễ nhầm lẫn với những bệnh đau bụng thường gặp khác như trẻ đau rát ở bụng giữa xương ức và rốn; đau ngực, gầy sút, mất tập trung, hay ợ và nấc cục, chán ăn, bỏ ăn và khó nuốt, buồn nôn và nôn, khi nôn có thể nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu, có thể có màu đỏ sẫm hoặc đen. Nhiều trường hợp có biểu hiện trầm cảm, căng thẳng, suy nhược thần kinh. Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, nhất là ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như tỏi, ớt, chuối, ….

Những triệu chứng và dấu hiệu này rất phổ biến ở trẻ em. Vì vậy, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ sớm khi có những dấu hiệu trên để kịp thời đánh giá và chuẩn đoán bệnh.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp, các ổ loét tiến triển âm thầm không có biểu hiện gì đặc biệt mà biểu hiện ngay các dấu hiệu của thủng ổ loét: đau bụng dữ dội, bụng trướng căng. Trường hợp này chắc chắn phải phẫu thuật cấp cứu.

Cũng có khi loét dạ dày ở trẻ biểu hiện đầu tiên là triệu chứng của xuất huyết tiêu hóa do ổ loét ăn sâu vào một mạch máu của dạ dày. Trường hợp này hay gặp ở những ổ loét mới và vị trí ở gần các mạch máu nuôi dạ dày như động mạch vành vị, động mạch vị tá tràng… Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày là nôn ra máu hoặc dịch đen, đại tiện phân đen, các triệu chứng mất máu cấp.

Cách điều trị và chăm sóc khi trẻ mắc bệnh

Khi trẻ em có triệu chứng viêm loét dạ dày, cần ngừng ngay các yếu tố có thể là nguyên nhân gây ra bệnh và đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị thích hợp.

Viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến ở trẻ em 6

Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu của viêm loét dạ dày cần đưa ngay đến bác sĩ để kịp thời chẩn đoán. (Ảnh minh hoạ)

Nếu con bạn bị loét dạ dày do sử dụng thuốc, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn tránh sử dụng các thuốc chống viêm, giảm đau không steroids. Bạn chỉ cần duy trì cho bé sử dụng thuốc giảm acid dạ dày được bác sĩ kê đơn.

Nếu trẻ bị chẩn đoán loét dạ dày do có vi khuẩn HP, bệnh có thể chữa khỏi bằng phác đồ diệt HPp bao gồm 2 loại kháng sinh kết hợp với 1 thuốc ức chế acid dạ dày. Các loại kháng sinh được cho sử dụng trong vòng từ 7-15 ngày, còn thuốc ức chế acid dạ dày thì được chỉ định lâu hơn từ 14 – 30 ngày. Vết loét có thể lành sau 8 tuần điều trị nhưng hiện tượng đau thì giảm sau khoảng một vài ngày tới 1 tuần. Bạn cần đảm bảo cho trẻ sử dụng đúng, đủ thuốc kháng sinh theo phác đồ bác sỹ đã kê. Ngay cả nếu triệu chứng của trẻ đã hết, nhiễm khuẩn HP có thể vẫn còn, do đó bạn vẫn cần sử dụng đầy đủ phác đồ cho tới khi hết thuốc và được bác sỹ xác nhận là phác đồ điều trị đã thành công.

Về chế độ ăn uống: bác sỹ có thể không khuyên trẻ nên kiêng bất kỳ đồ ăn gì nếu trẻ ăn vào mà không làm nặng hơn các triệu chứng. Tuy nhiên, một số loại thức ăn thường gây khó chịu cho trẻ như đồ ăn cứng, sượng, thức ăn cay, nhiều gia vị có tính kích thích, đồ ăn chua, thức ăn có chứa cafein. Bạn không nên cho trẻ ăn chuối khi đang viêm dạ dày cấp vì chuối có chứa nhiều kali, dễ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng cơn đau. Thêm vào đó, bạn cũng tránh cho con ăn các thực phẩm sinh nhiều hơi trong ruột như cải bắp, súp lơ, các chất muối chua như dưa muối, cải dưa, thức ăn rán, thức ăn có nhiều mỡ hoặc hạt, củ rang khô như lạc, ngô…

Cách phòng tránh bệnh

Viêm loét dạ dày ngày càng phổ biến ở trẻ em 7

Khuyến khích trẻ ẻm tập luyện thể thao và các hoạt động tăng cường thể lực cũng là một cách để phòng tránh viêm loét dạ dày (Ảnh minh hoạ).

Trước khi chữa bệnh nên phòng bệnh, để phòng bệnh cần hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game. Khuyến khích tập luyện thể thao và các hoạt động phát triển trí não. Tăng sức đề kháng, ăn nhiều rau quả, đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế thức khuya, ngủ đủ, dành nhiều thời gian chăm sóc cho bé yêu và đặc biệt không móm, bón đút cơm cho con để tránh lây nhiễm vi trùng HP.

Tags:

Bài viết liên quan