Vì sao trẻ lại nằm sấp khi ngủ?
Những năm tháng đầu đời, giấc ngủ đối với trẻ vô cùng quan trọng. Khoa học đã chứng minh, trong giai đoạn sơ sinh, có tới 90% trẻ rất thích nằm sấp, úp bụng xuống phía dưới. Đặc biệt bé rất thích nằm sấp trên bụng mẹ để bú rồi ngủ ngon lành.
90% trẻ sơ sinh rất thích nằm sấp khi ngủ (Ảnh minh họa).
Để giải thích điều này, các bác sĩ cho biết, bé thích nằm sấp khi ngủ vì khi còn trong bụng mẹ, thai nhi nằm sấp và cuộn tròn người lại để tránh tổn thương. Khi nằm ở tư thế này trẻ sẽ cảm thấy an toàn hơn.
Do đó, sau khi chào đời, thói quen này vẫn còn nên trẻ thích được nằm sấp, úp ngực trước và bụng xuống dưới để tìm cảm giác an toàn và dễ ngủ sâu giấc hơn.
Nằm sấp ảnh hưởng như thế nào đến trẻ?
Thống kê đã chứng minh, nằm sấp khi ngủ ở trẻ không gây ảnh hưởng đến đường thở, tim mạch, phổi của trẻ. Ngược lại, việc nằm sấp giúp ngực và phổi trẻ tăng trưởng, phát triển tốt hơn. Nhờ vậy, dung tích phổi sẽ tăng lên và hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra tốt hơn. Cụ thể:
1. Nằm sấp khi ngủ ở trẻ khiến tăng khả năng vận động
Ngay từ khi trong bụng mẹ, trẻ đã được rèn luyện kỹ năng nằm sấp nhờ sự hỗ trợ của nước ối và bánh nhau. Vì vậy, ngay sau khi chào đời, trẻ sơ sinh thích được nằm sấp hơn nằm ngửa. Nằm sấp sẽ giúp chân tay trẻ có thể khua khoắng, hoặc trườn, choài, với, di chuyển, tập bò, chống tay… Việc nằm sấp sẽ hỗ trợ tối đa khả năng vận động của trẻ.
Các chuyên gia khuyên rằng, nên tập cho trẻ nằm sấp để phát triển cơ cổ, cánh tay, vai, đặc biệt là hộp sọ.
2. Nằm sấp khi ngủ giúp phát triển thị giác cho trẻ
Nếu trẻ chỉ nằm ngửa, tầm nhìn sẽ bị hạn chế trong khoảng không gian trần nhà hoặc hai bên xung quanh. Tuy nhiên, nằm sấp sẽ giúp trẻ cải thiện tầm nhìn, phát triển thị giác mạnh mẽ. Vì vậy, nên kích thích con vận động, nằm nghiêng, nhìn xung quanh để có thể nhìn thấy nhiều vật hơn.
3. Nằm sấp khi ngủ giúp phát triển não bộ cho trẻ
Khả năng vận động tốt, khả năng linh hoạt giữa cổ, vai, lưng và tay thành thạo cùng với thị giác phát triển chính là tiền đề giúp não bộ phát triển. Khi nằm sấp, một phản xạ tự nhiên của trẻ là nhổm đầu. Sau khi nhổm được đầu trẻ sẽ tìm cách xoay người để được nhìn xung quanh, điều này sẽ giúp cho xương sống trẻ vận động phát triển.
Nằm sấp khi ngủ giúp não bộ của bé phát triển tốt hơn (Ảnh minh họa).
Bên cạnh đó, khi nằm sấp làm thị giác phát triển, dẫn tới sự tò mò về mọi vật xung quanh dẫn đến việc bé tìm cách trườn, với… đồ vật, đây cũng là những tác động ý nghĩa trong việc phát triển não bộ trẻ.
4. Nằm sấp khi ngủ làm hạn chế tình trạng méo, bẹp đầu
Những đứa trẻ được đặt nằm ngửa nhiều, sẽ có nguy cơ bị méo hoặc bẹp đầu nhiều hơn so với những trẻ được cho nằm sấp và khả năng xoay đầu tốt. Vì khi nằm ngửa, trẻ thường có thói quen quay sang một bên để nằm dẫn tới đầu bị méo hoặc bẹp do nằm tư thế chính giữa mà không di chuyển đầu nhiều.
5. Nằm sấp khi ngủ giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn
Theo bản năng tự nhiên sinh tồn của trẻ sơ sinh, việc nằm sấp khi ngủ với trẻ không những không gây khó chịu mà còn rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ nằm sấp vận động nhiều hơn nên nhu động ruột cũng hoạt động tốt hơn, hệ tiêu hóa vì thế cũng được cải thiện như giảm táo bón ở trẻ, trẻ nhanh đói, ăn ngon hơn.
Những lưu ý khi cho trẻ nằm sấp
– Không nên cho trẻ nằm sấp khi rốn chưa rụng vì có thể ảnh hưởng đến vết thương ở rốn.
– Để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), bạn nên để bé nằm ngửa khi ngủ trong suốt một năm đầu đời vì nguy cơ này đạt cao điểm ở khoảng thời gian bé được 1 đến 4 tháng và sau đó bắt đầu giảm xuống.
– Khi nằm sấp không nên để trẻ nằm ở gối quá mềm vì gối mềm lõm xuống sẽ khiến trẻ ngạt thở. Điều này có nguy cơ dẫn đến đột tử ở trẻ sơ sinh.
– Nên dọn dẹp các chướng ngại vật xung quanh chỗ trẻ nằm, nếu trẻ đã biết lẫy thì tốt nhất khi ngủ chỉ nên cho trẻ nằm gối mềm vừa, một chiếc mền nhỏ là đủ. Không nên để thêm bất kỳ vật nào xung quanh bé.
– Mặc quần áo rộng cho bé để tránh bị ngạt thở khi nằm sấp.
– Không cho trẻ nằm sấp khi vừa ăn no xong vì có thể gây nôn trớ, tức bụng.
– Nên cho trẻ nằm sấp trên bụng mẹ là tốt nhất.
– Không nên để nhiệt độ phòng quá cao và không để ai hút thuốc gần bé khi bé đang ngủ.