Mẹ&Con - Không giống như những bộ phận khác trên cơ thể, những bộ phận đặc biệt sau đây của trẻ sơ sinh nếu chăm quá “chu đáo” sẽ gây nguy hại cho bé. Mối nguy từ bao tay, bao chân của trẻ sơ sinh 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ

Mắt

mat 

Ảnh minh họa.

Nhiều mẹ bỉm sữa cứ nghĩ rằng, trẻ sơ sinh mắt còn yếu, tiếp xúc nhiều với ánh sáng có thể khiến bé bị quáng mắt. Tuy nhiên, việc không để mắt trẻ sơ sinh tiếp xúc với ánh sáng, bé sẽ không có cơ hội được nhìn thế giới bên ngoài, lâu dần mắt sẽ thiếu độ tinh nhạy. Hơn nữa, trong phòng tối, mẹ cũng khó phát hiện những bất thường của bé để chăm sóc con tốt nhất.

Thêm nữa, các bà mẹ cũng thường truyền tai nhau kinh nghiệm cắt lông mi cho bé từ lúc mới sinh để con có hàng lông mi dài, dày, đen và cong vút. Nhưng thực tế, việc cắt lông mi không những không giúp chúng dài, dày… hơn mà còn làm giảm chức năng bảo vệ mắt của lông mi.

Mũi

Lo lắng gỉ mũi sẽ làm mũi con bị tắc nghẽn nên nhiều mẹ vừa thấy con bị gỉ mũi là dùng tăm bông khều ra. Trên thực tế, việc chăm sóc lỗ mũi của trẻ càng kỹ càng như vậy chỉ càng làm hại con mà thôi.  

Khoang mũi của trẻ thường ngắn và nhỏ, đường mũi hẹp lại nhiều mạch máu. Do đó, việc lấy gỉ mũi, nhất là gỉ mũi đã khô thường xuyên bằng tăm bông có thể làm rụng, đứt những lông mao bảo vệ mũi, vô tình làm tổn thương niêm mạc mũi, trầy xước, chảy máu mũi… Chưa kể, mẹ lấy tăm bông ngoái tay để vệ sinh mũi của bé còn vô tình làm những sợi bông bám lại trong mũi gây ngứa, thậm chí là dị ứng mũi. Do vậy, việc vệ sinh mũi bé hàng ngày chỉ nên thực hiện một lần, vào mỗi buổi sáng sau khi bé ngủ dậy – thời điểm các dịch tiết ứ đọng nhiều nhất ở đường hô hấp. Việc mẹ liên tục vệ sinh cả ngày là không cần thiết, ngoại trừ trường hợp bé đang gặp vấn đề về đường hô hấp hoặc có chỉ định của bác sĩ.

Tai

tai 

Ảnh minh họa.

Tương tự như mắt, mũi, phần tai của trẻ sơ sinh cũng không cần phải được chăm sóc quá kỹ. Những mẹ có thói quen mỗi lần tắm xong cho con là liền mang bé ra ngoái lỗ tai thì nên từ bỏ ngay. Bởi ngoái lỗ tai cho con thường xuyên thực ra không hề mang lại lợi ích như mong đợi mà còn làm tăng nguy cơ viêm tai, tắc màng nhĩ.

Mẹ có biết? Ráy tai được hình thành từ những chất do các tuyến trong ống tai tiết ra như mồ hôi, bã nhờn và tế bào chết. Chúng đóng vai trò ngăn cản bụi bẩn, làm ẩm và bôi trơn ống tai cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng tai. Hầu hết ráy tai sẽ tự thoát ra khỏi tai, không cần thiết phải lấy ra. Do vậy, việc làm sạch ráy tai cho trẻ là không cần thiết, mẹ chỉ cần làm sạch vành tai và phần ống tai ngoài cùng là đủ.

Cứt trâu trên đầu

Nhiều trẻ sơ sinh bị cứt trâu sần sùi trên da đầu nhìn rất khó chịu. Nhiều mẹ cho rằng trẻ bị cứt trâu là do ở bẩn nên mỗi lần tắm thường cố gắng kỳ cọ thật kỹ để chúng bong ra.

Thực chất, cứt trâu là do bã nhờn tiết ra kết dính với số lượng lớn các tế bào chết và cản trở quá trình bong tróc của các tế bào chết tạo thành các mảng bám trên da đầu bé. Việc dùng tay kỳ cọ hay cạy cứt trâu có thể làm da đầu bé bị tổn thương. Do vậy, mẹ chỉ cần tắm cho bé bình thường bằng nước ấm, rồi lau khô nhẹ nhàng, tránh kỳ cọ mạnh vì đa phần các trường hợp bị cứt trâu đều tự khỏi sau ít tháng.

Tags:

Bài viết liên quan