Mẹ&Con – Bên cạnh bú sữa, nhiều mẹ vẫn hay cho trẻ sơ sinh uống nước mà không biết rằng hành động này sẽ để lại rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho bé. 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh Những sai lầm khi chăm sóc trẻ sơ sinh 5 lưu ý về chăm trẻ sơ sinh

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nên uống nước lọc?

Nhiều mẹ thường băn khoăn liệutrẻ dưới 6 tháng tuổi có nên uống nước lọc. Thực ra, việc uống nước lọc với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là không cần thiết. Bởi trong thành phần của sữa mẹ đã chứa đến 88% là nước. Do vậy, nếu thấy con khát ngay cả trong điều kiện thời tiết nắng nóng thì mẹ chỉ cần cho con bú mà không cần cho uống thêm bất kỳ loại nước nào, kể cả nước lọc.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời chỉ được bú hoàn toàn sữa mẹ. Nếu bú sữa công thức, lượng nước trong sữa đã đủ đảm bảo nhu cầu của bé. Do đó, mẹ không cần phải thêm bất cứ một loại thức ăn hay thức uống nào ngoài sữa mẹ và sữa công thức, ngoại trừ các loại thuốc, vitamin, siro, khoáng chất khác theo chỉ định của bác sĩ.

tre-so-sinh 

Trẻ dưới 6 tháng tuổi có nên uống nước lọc? (Ảnh minh họa)

Uống nhiều nước lọc khiến bé còi cọc, chậm tăng cân

Cho trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi uống nhiều nước có thể làm cản trở khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hơn nữa, cho con uống nước lọc còn vô tình làm con cảm thấy đầy bụng và mất đi cảm giác thèm sữa, khiến bé lười ăn hơn. Do đó, uống nhiều nước lọc là mẹ đang khiến bé dần còi cọc và chậm tăng cân mà không hề hay biết đấy. Ngoài ra, việc bé lười bú mẹ còn làm ảnh hưởng đến chất lượng và quá trình tiết sữa mẹ.

Với các bé bú sữa công thức, mẹ cũng nên tránh việc pha quá loãng sữa chỉ để tránh táo bón cho bé hay tiết kiệm sữa. Bởi thêm quá nhiều nước vào sữa công thức của con là nguyên nhân khiến bé nhận được ít chất dinh dưỡng từ sữa hơn.

Nguy cơ ngộ độc nước

Theo Tiến sĩ Alan Greene – một Giảng viên, Bác sĩ và là Chuyên gia về lâm sàng trẻ em tại California, việc để trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi uống nước có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm độc nước. Lí giải điều này ông cho biết, vì chức năng thận của trẻ sơ sinh vẫn còn hoạt động kém, không có khả năng đào thải kịp thời lượng nước được đưa vào cơ thể. Do đó, nước có thể bị tích lại trong cơ thể và trong máu gây ra hiện tượng pha loãng quá độ, khiến lượng natri tồn tại trong máu hạ thấp, dẫn đến ngộ độc nước làm ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Khi bị ngộ độc nước, trường hợp nhẹ, bé sẽ cảm thấy khó chịu, buồn ngủ, ngủ li bì, hạ nhiệt, phù mặt và các thay đổi về tâm thần khác. Trong trường hợp nặng, bé có thể bị chuột rút, co giật và ngất lịm.

Bên cạnh đó, cho con uống nước sớm còn liên quan đến việc tăng nồng độ bilirubin (bệnh vàng da) và sụt cân quá mức. Không dừng lại ở đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO) còn khuyến cáo việc mẹ cho con uống nước sớm tiềm ẩn nguy cơ khiến bé bị tiêu chảy nếu các nguồn nước không an toàn, sạch sẽ, trong khi hệ miễn dịch của bé thì vẫn còn non yếu.

Lưu ý khi bổ sung nước cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng

Trong khi 88% thành phần sữa mẹ là nước thì sữa công thức thường có phần đặc hơn. Do đó, với trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời thì mẹ không cần phải bổ sung thêm nước lọc cho bé. Còn với bé bú sữa công thức, mẹ có thể cho bé uống nước lọc với một ngụm nhỏ để tráng miệng sau ăn sữa. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa thì lượng nước này không nên vượt quá 30ml mỗi ngày. Với những loại đồ uống khác ngoài nước, cũng không được khuyến khích dùng cho trẻ sơ sinh.

Tags:

Bài viết liên quan