Mẹ và Con - Chắc hẳn ai cũng đã từng gặp tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa, theo dân gian đây còn được gọi là hiện tượng “mặt trời đè”. Cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay tình trạng này để có hướng khắc phục hiệu quả nhé!

Giãn cách xã hội khiến nhiều thói quen của mọi người thay đổi, trong đó có thói quen ngủ. Do không cần phải di chuyển từ nhà đến công ty nên nhiều người có suy nghĩ thức khuya hơn vì có thể “nướng” vào sáng hôm sao.

Tuy nhiên thói quen này thường khiến cơ thể mệt mỏi và các cơn buồn ngủ xuất hiện vào tầm chiều khoảng 16h – 17h. Giấc ngủ xuất hiện vào khung giờ này thường kéo theo tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa mà mọi người thường gọi là “mặt trời đè”. Vậy bạn có biết hiện tượng này là gì không? Nếu vẫn còn phân vân, cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay nhé!

Hiện tượng “mặt trời đè” là gì?

“Mặt trời đè” là tên gọi dân gian dùng để giải thích cho tình trạng mệt mỏi, nặng nề hơn bình thường sau một giấc ngủ trưa khoảng 16h – 18h (thời gian mặt trời lặn). Nhiều ý kiến giải thích rằng khi cơ thể vào trạng thái ngủ trùng với khung giờ mặt trời lặn sẽ bị ảnh hưởng bởi lực hút về phía mặt trời. Lúc này, cơ thể con người sẽ dần trở nên mệt mỏi và nặng nề hơn (lực hút không quá mạnh nên khi cơ thể ở trạng thái bình thường sẽ không cảm nhận được).

Tuy nhiên khi cơ thể vào trạng thái ngủ – trạng thái cơ thể được nghỉ ngơi và thả lỏng thì các tác động từ hiện tượng này sẽ nhiều hơn hẳn. Chính vì vậy, sau khi ngủ dậy vào thời gian này, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng nặng trĩu, đau đầu và mệt mỏi.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng khi mặt trời lặn cường độ ánh sáng sẽ thay đổi (trở nên yếu đi). Cơ thể đang vào trạng thái thả lỏng (ngủ) sẽ không thích nghi kịp với cường độ ánh sáng này nên rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe mà biểu hiện đầu tiên chính là mệt mỏi, đau đầu và cảm giác khó chịu.

đau đầu

Bác sĩ giải thích nguyên nhân đau đầu sau khi ngủ trưa?

Bên cạnh những thông tin giải thích về hiện tượng “mặt trời đè” trên thì theo góc độ y khoa tình trạng đau đầu, mệt mỏi sau khi ngủ trưa là từ các nguyên nhân sau:

Thời gian ngủ không hợp lý

Thông thường khi làm việc tại văn phòng sẽ có thời gian quy định về giờ nghỉ ngơi ăn uống (thông thường là 60 – 90 phút). Chính vì vậy, thời gian ngủ trưa sẽ được rút ngắn còn khoảng 30 – 60 phút. Theo các chuyên gia một giấc ngủ ban đêm đạt chuẩn sẽ kéo dài từ  7 – 8 tiếng và buổi trưa từ 30 – 60 phút. Tuy nhiên khi làm việc tại nhà khiến nhiều người tạo nên thói quen ngủ trưa vượt quá thời gian cho phép. Lúc này cơ thể sẽ tiến vào trạng thái ngủ nông rồi đến ngủ sâu. Trong thời gian này, quá trình ức chế của trung khu thần kinh tăng lên, lượng máu lên não bị giảm xuống, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể (chậm lại). Chính vì vậy, sau khi thức dậy cơ thể sẽ đau nhức và chóng mặt hơn bình thường.

Ngủ sai tư thế

Ngủ sai tư tế là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa: Do tính chất công việc nên nhiều người phải tập trung cao độ dẫn đến mệt mỏi và rơi vào cơn buồn ngủ không thể kiểm soát. Từ đó, nhiều trường hợp ngủ ngủ không kê gối, nằm nghiêng một bên, nằm úp sấp một chỗ, kê gối quá cứng… cũng dẫn đến tình trạng đau đầu và mệt mỏi.

Tình trạng này càng phổ biến khi nhiều nhân viên văn phòng vì không có đủ không gian nghỉ trưa nên thường hay ngủ trực tiếp ở bàn làm việc (gục đầu xuống bàn làm việc). Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mệt mỏi sau khi dậy. Vì tư thế ngủ ngồi khiến nhịp tim chậm lại, máu không thể lưu thông đến não, lượng máu di chuyển đến bộ phận khác cũng giảm lại dẫn đến tình trạng thiếu máu và gây ra ù tai, tê bì chân tay, mệt mỏi…

Dùng nhiều thực phẩm chứa chất kích thích

Do thói quen của nhiều người khi làm việc là dùng trà, cà phê, nước ngọt hay socola nhằm tránh tình trạng buồn ngủ trong lúc làm việc. Trên thực tế khi cơ thể rơi vào trạng thái buồn ngủ các chất cafeine chứa trong những thực phẩm trên sẽ kích thích khiến bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo và hơn nữa chất này cũng rất lợi tiểu. Nên giấc ngủ trưa sẽ không sâu và khiến đau đầu sau khi ngủ trưa.

đau đầu sau khi ngủ trưa

Không gian ngủ không đảm bảo

Mọi người thường thường chỉ chú ý vào giấc ngủ nhưng không quan tâm đến không gian ngủ trưa có được đảm bảo hay không. Thông thường một không gian quá chật hẹp, không lý tưởng, nhiều cây cối trong phòng, thiếu oxy, nhiệt độ phòng không phù hợp, quá nhiều ánh sáng… sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau khi ngủ dậy, đặc biệt là gây ra tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa.

Vừa thức dậy đã làm việc ngay

Tình trạng mệt mỏi, đau đầu hay khó chịu sau khi ngủ trưa cũng có thể là do ảnh hưởng từ thói quen thức dậy đã làm việc ngay. Vì khi ngủ trưa cơ thể khó đi vào trạng thái ngủ sâu nên khi đậy, dư âm của giấc ngủ vẫn còn và thường kéo dài khoảng 30 phút sau đó. Để giảm tình trạng này, các bạn không nên tập trung vào công việc ngay mà hãy thư giãn nhẹ nhàng, thực hiện vài động tác để đánh thức các nhóm cơ hay uống một cốc nước ấm rồi mới bắt đầu vào công việc.

Sử dụng các thiết bị điện tử

Trước khi đến giờ nghỉ trưa, mắt đã tiếp xúc với rất nhiều cường độ ánh sáng của thiết bị điện tử nên sẽ rất khó nếu bạn ngay lập tức đi ngủ. Cơ thể sẽ khó tiến vào trạng thái ngủ nông mà cứ rơi vào tình trạng chập chờn khiến bạn đau đầu sau khi ngủ trưa. Hơn nữa, các bức xạ từ thiết bị điện tử cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe khiến bạn mệt mỏi hơn sau khi ngủ.

Thiếu máu não

Nếu bạn không thuộc những nguyên nhân kể trên thì rất có thể tình trạng mệt mỏi, đau đầu, nhức mỏi sau khi ngủ dậy của bạn là do thiếu máu não. Tình trạng thiếu máu não không những ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa mà còn cả đến giấc ngủ ban đêm. Để nhận biết tình trạng thiếu máu não các bạn có thể xem các biểu hiện đi kèm sau: bên cạnh dấu hiệu đau đầu còn có dấu hiệu chóng mặt, nhất là khi đổi tư thế, trằn trọc ngày ngủ gà ngủ gật, mờ mắt, đôi khi đay và cảm thấy tê buốt, nghe kém, giấc ngủ thường chập chờn…

Biện pháp khắc phục hiện tượng “mặt trời đè” hiệu quả

Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng đau đầu sau khi ngủ trưa, hãy hình thành ngay những thói quen tốt sau đây:

  • Nên ngủ trưa trong khoảng 30 – 60 phút để cơ thể đủ tỉnh táo và không rơi vào trạng thái ngủ quá sâu
  • Tránh ngủ trưa sau khoảng 16h vì dễ gây ra tình trạng nặng trĩu sau khi dậy. Giấc ngủ trưa tốt nhất khoảng 13 – 15h 
  • Tuyệt đối không nên ngủ gục trên bàn có thể gây ra tình trạng thiếu máu
  • Không nên ngủ ngay sau khi ăn trưa, điều này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Sau khi dậy, hãy thư giãn tại chỗ khoảng 3 – 5 phút rồi mới bắt đầu vào công việc
  • Không nên dùng thực phẩm chứa chất kích thích trước khi ngủ trưa

đau đầu sau khi ngủ

Khi thấy có những dấu hiệu như đau đầu sau khi ngủ trưa kèm theo cảm giác nặng đầu sau khi ngủ, hoa mắt chóng mặt… có thể đến các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị đúng cách, hiệu quả hơn.

Hy vọng với những thông tin trên đây, các bạn sẽ hiểu hơn về hiện tượng “mặt trời đè”  hay đau đầu sau khi ngủ trưa, từ đó xây dựng được thói quen tốt để cải thiện chất lượng giấc ngủnâng cao sức khỏe. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe vượt qua đại dịch nhé!

Bài viết liên quan