Sau khi sinh mổ, việc chăm sóc vết thương như thế nào để vết thương mau lành là chuyện mà hầu hết các mẹ bỉm đều quan tâm. Thông thường, vết thương sau sinh mổ sẽ không được dính nước. Vì thế, việc vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được cũng là điều gây lo lắng cho chị em phụ nữ sau sinh.
Có nên tắm rửa sau sinh mổ ?
Trước khi tìm hiểu thông tin vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được, hãy cùng Mẹ và Con tham khảo ý kiến chuyên gia xem có nên tắm sau khi sinh mổ hay không nhé.
Theo đó, với quan điểm dân gian thì phụ nữ sau sinh mổ không nên đụng nước để tránh vết thương khó lành hay dễ bị đau nhức về sau. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, đây là một quan điểm vô cùng sai lầm.
Tắm sau sinh mổ có lợi cho sức khỏe
Sau sinh mổ, nên vệ sinh để giữ cho vết thương luôn sạch sẽ, tránh tình trạng nhiễm trùng vết thương. Việc mẹ tắm rửa cũng có thể ngăn chặn được vi khuẩn xâm nhập vào vết mổ hoặc vi khuẩn truyền từ mẹ sang con.
Khi tắm bằng nước ấm, các cơ vùng xương chậu sẽ được thư giãn, giảm đau. Không chỉ vậy, các búi trĩ sau sinh bị kích ứng và sưng tấy cũng sẽ giảm nhẹ nếu thường xuyên ngâm tầng sinh môn trong nước ấm. Điều này cũng giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều lần.
Sau khi tắm, mẹ bỉm cũng sẽ ngủ ngon hơn rất nhiều lần. Đây là một giải pháp hiệu quả cho những người gặp chứng mất ngủ sau sinh.
Tắm sau sinh mổ giúp tinh thần thoải mái hơn
Vì sao nhiều mẹ bầu sau sinh mổ đều muốn tắm và quan tâm đến việc vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được? Do khi tắm rửa, cơ thể sạch sẽ thì tinh thần của chị em cũng thoải mái hơn.
Giữ tâm lý thoải mái sau khi sinh là một điểm đặc biệt quan trọng, giúp tránh được hội chứng baby blues hoặc vấn đề trầm cảm sau sinh. Sức khỏe tinh thần được cải thiện sẽ giúp bạn nhanh chóng hồi phục vết thương sau sinh mổ của mình.
Vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được và những lưu ý gì
Vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được?
Tắm sau sinh mổ mang lại nhiều lợi ích thiết thực về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần của mẹ bỉm. Nhưng liệu bạn có biết chính xác thì vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được?
Ngày đầu tiên sau khi sinh mổ, mẹ bỉm có thể bắt đầu rửa mặt, đánh răng. Lúc này, có thể dùng khăn mềm nhúng nước ấm và lau mình để mẹ cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Còn từ 2-3 ngày sau sinh mổ thì mẹ bỉm đã có thể tự vào nhà vệ sinh hoặc nhờ người nhà hỗ trợ để tắm rửa, vệ sinh vết thương.
Nếu 1-2 ngày sau sinh là đáp án cho câu hỏi vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được vậy còn với vấn đề sau sinh mổ bao lâu được gội đầu thì như thế nào?
Các chuyên gia cho biết, mẹ bỉm sau khi sinh mổ không cần quá lo lắng về việc gội đầu sau sinh bởi kể từ ngày thứ 3 sau khi vượt cạn, bạn đã hoàn toàn có thể gội đầu, làm sạch tóc và giúp cơ thể thoải mái hơn rồi đấy.
Tắm gội sau sinh mổ, cần lưu ý gì ?
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về thời gian có thể tắm sau sinh mổ, vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được thì mẹ bỉm sau hành trình vượt cạn gian nan cũng cần lưu ý một số vấn đề sau khi tắm gội:
>> Xem thêm: Ớn lạnh sau sinh mổ có thực sự đáng lo ?
Trước khi tắm gội, hãy hỏi bác sĩ xem băng vết thương là loại có thấm nước hay không để tránh việc xối nước trực tiếp làm rơi băng ra. Nếu băng ở trên vết mổ bị ướt, không nên tiếp tục đắp mà gỡ bỏ lớp băng và thay bằng một lớp băng mới. Tuy nhiên, không nên tự thực hiện mà hãy nhờ bác sĩ để tránh vết thương bị nhiễm trùng.
Nên chỉnh vòi nước mở ở mức nhẹ nhất và để nước chảy lên trên vết mổ. Không được đổ nước, sử dụng vòi sen xối trực tiếp lên vết mổ. Nước chảy lên cũng không để quá mạnh tránh làm vết mổ bung ra.
Hãy thật sự nhẹ nhàng ở vị trí vết mổ của bạn. Không chà xát hoặc kỳ cọ mạnh lên vết thương và khu vực xung quanh vết thương.
Không bôi sữa tắm lên vết mổ mà chỉ lấy tay tạo bọt sữa tắm rồi thoa nhẹ nhàng xung quanh vết mổ.
Khi chọn sữa tắm, nên ưu tiên các loại nhẹ nhàng, không có mùi thơm. Bạn có thể ưu tiên dùng các loại sữa tắm thiên nhiên, dùng các loại thảo mộc thường dùng nấu nước tắm cho trẻ sơ sinh hoặc dùng sữa tắm cho trẻ sơ sinh.
Vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được nếu muốn tắm bồn? Theo đó, mẹ bỉm sau khi sinh mổ nên tránh tắm bồn trong 4 tuần đầu tiên bởi bồn tắm thường hiếm khi được làm sạch sau khi tắm nên nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn. Không chỉ vậy, việc bước ra bước vào bồn tắm có thể khiến vết thương lâu lành hơn hoặc tăng nguy cơ trượt ngã. Tốt nhất nên đợi vết mổ lành hẳn rồi mới tắm bồn tắm và cũng không nên ngâm bồn với lượng nước bằng hoặc cao hơn vết mổ do vết mổ ngâm lâu sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
Khi tắm, nên điều chỉnh nhiệt độ nước ở mức ấm vừa phải, không nên tắm với nước quá nóng hoặc quá lạnh.
Sau khi tắm, dùng bông gòn hoặc khăn mềm, sạch để lau nhẹ nhàng ở vị trí vết thương trước rồi bắt đầu lau khô người nhanh chóng để tránh nhiễm lạnh. Không chọn các loại khăn thô, cứng vì có thể làm đau vị trí vết mổ. Bạn có thể dùng các loại khăn xô dành riêng cho trẻ sơ sinh để lau ở vị trí vết mổ.
Sau khi tắm, dùng bông gòn hoặc khăn mềm, sạch để lau nhẹ nhàng ở vị trí vết thương trước rồi bắt đầu lau khô người nhanh chóng để tránh nhiễm lạnh.
Các dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ
Nhiều mẹ bỉm không biết vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được nên đã để rất lâu không tắm, không vệ sinh vết mổ dẫn đến việc vết mổ bị nhiễm trùng. Hoặc một số trường hợp tắm không đúng cách cũng làm ảnh hưởng đến vết mổ. Lúc đó, bạn sẽ thấy vị trí vết mổ của bạn có các dấu hiệu bất thường như:
- Cảm thấy cơn đau ngày một tăng nặng hơn ở vị trí vết mổ
- Vết thương tấy đỏ
- Có mùi hôi ở vết thương
- Vị trí vết mổ bắt đầu chảy nước, dịch vàng hoặc xanh, thậm chí có thể chảy máu
Ngoài ra, khi có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ sau sinh, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ớn lạnh, cơ thể sốt cao, mệt mỏi, uể oải,… Khi có những dấu hiệu bất thường này thì nên đến bệnh viện để các bác sĩ thực hiện kiểm tra.
Giờ thì bạn đã nắm được vết mổ sau sinh bao lâu thì tắm được cũng như cách tắm gội, vệ sinh vết mổ sau khi sinh rồi đấy. Sau khi sinh mổ, quan trọng là nghỉ ngơi đúng cách và giữ cho tinh thần thoải mái nhất. Vì vậy, đừng quá lo lắng và hãy cố gắng tuân theo hướng dẫn từ các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn để vết thương mau hồi phục hơn bạn nhé!