Mẹ&Con – Da trẻ nhỏ rất mỏng, chỉ mỏng bằng 1/5 da người lớn và rất nhạy cảm nên hầu như đứa trẻ nào cũng ít nhất một lần bị viêm da bởi nhiều nguyên nhân. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp mẹ bảo vệ làn da mỏng manh của trẻ

Vệ sinh da cho trẻ – Phải luôn rửa tay sạch trước khi tắm bé

Vì bàn tay của mẹ sẽ tiếp xúc trực tiếp với nước và cơ thể bé nên nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ tay mẹ qua làn da nhạy cảm của bé là có thật. Ngoài ra, dù bạn rất cẩn thận nhưng để móng tay dài có thể làm trầy xước da bé. Để an toàn, bạn cần rửa tay với xà phòng trước khi chuẩn bị cho bé tắm và luôn cắt móng tay cho trẻ để không gây nguy hiểm cho bé.

Dung va sai trong ve sinh da cho tre nho

(Ảnh minh hoạ)

Trẻ nhỏ thường bị viêm da và sẽ tự hết, không cần phòng ngừa

Viêm da ở trẻ nhỏ như rôm sảy, hăm tã, hăm kẻ, bóng nước, ngứa… đúng là rất phổ biến ở trẻ em do da trẻ rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Bệnh phổ biến đến mức nhiều phụ huynh xem đó là “chuyện thường ngày ở huyện” và ít chú ý phòng ngừa. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các bệnh về da lại gây ra ngứa ngáy, đau rát làm trẻ ăn không ngon, ngủ không yên ảnh hưởng đến sức khỏe.

Không sớm chữa trị đúng cách, bệnh có thể viêm nhiễm nặng hơn. Đã có trường hợp trẻ chỉ viêm da thông thường nhưng không được chăm sóc đúng cách dẫn đến nhiễm trùng máu và suy dinh dưỡng nặng phải chữa trị hơn tháng trời ở bệnh viện. Bao giờ cũng vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chủ động vệ sinh da trẻ nhỏ thường xuyên và đúng cách sẽ giúp phòng bệnh hiệu quả.

Tắm lá là cách tự nhiên và an toàn nhất để phòng ngừa hay điều trị viêm da thông thường

Từ những kinh nghiệm dân gian, phụ huynh thường dùng nhiều thứ lá như sài đất, chân vịt, dẻ quạt để tắm cho trẻ. Tuy nhiên, nhiều giải pháp dân gian vẫn chưa được khoa học chứng minh hoàn toàn không gây hại nên có thể dẫn tới hậu quả là da bé bị dị ứng với các loại lá, quả hoặc biến chứng sang những bệnh về da khác.

Chưa kể một số loại lá cây mọc ở bờ bụi nếu không được rửa sạch sẽ tồn tại nhiều vi khuẩn gây bệnh, thậm chí khi đã đun sôi thì cũng chưa hẳn diệt sạch mầm bệnh. Còn với các loại lá, quả mà chúng ta quen sử dụng hằng ngày như: chè xanh, khổ qua, mướp đắng… cũng có tác dụng khá tốt nhưng cần phải được rửa muối thật kỹ, trần qua nước sôi rồi mới nấu nước tắm bé để loại bỏ tối đa dư lượng hóa chất trừ sâu hoặc các ấu trùng sâu bám trên lá, quả…

Trẻ cần có sữa tắm dành riêng cho mình

Do xà phòng thông thường có tính kiềm cao có thể gây khô da và làm vỡ sự cân bằng pH acid sinh lý tự nhiên (vốn có tác dụng như “hàng rào bảo vệ tự nhiên”) trên da nên hoàn toàn không thích hợp với làn da mỏng manh của trẻ.

Theo GS.TS. BS Hoàng Trọng Kim, Chủ tịch Hội Nhi Khoa Tp.HCM, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Nhi Đại học Y Dược Tp.HCM thì acid lactic là loại acid hữu cơ (tìm thấy ở gan, cơ và da người) có tính kháng khuẩn giúp bảo vệ da trẻ hiệu quả. Vì vậy, trẻ cần được vệ sinh bằng sữa tắm có chứa acid lactic để đạt tác dụng làm sạch, tái tạo và duy trì pH acid sinh lý tự nhiên trên da bé.

Mẹ cần biết

Sữa tắm trẻ em ngoài việc không chứa các thành phần có thể gây kích ứng da thì còn cần có khả năng duy trì thành phần kháng khuẩn tự nhiên. Acid lactic và lactoserum là hai thành phần quan trọng cần có trong sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp bảo vệ da, phòng ngừa các bệnh viêm da và nuôi dưỡng da.

Tags:

Bài viết liên quan