Mẹ&Con - Đã có nhiều trường hợp như đánh ghen cắt tóc, xé quần áo... bị truy tố trách nhiệm hình sự. Vậy phải đánh ghen thế nào cho đúng?

Pháp luật Việt Nam không có quy định về tội “đánh ghen” nhưng đã có rất nhiều trường hợp như đánh ghen cắt tóc, xé quần áo, lột đồ….bị truy tố trách nhiệm hình sự vì những tội khác nhau như: tội làm nhục người khác, tội cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng… Vậy khi bị đẩy vào “tình cảnh Hoạn Thư”, phải làm sao để có thể cao tay trị “tiểu tam” mà vẫn không làm tổn hại chính mình?

Tuyệt đối không xúc phạm danh dự, nhân phẩm đối phương

Trong thực tế, đánh ghen mà không chửi bới đối phương thì rất khó. Bởi nhiều khả năng chúng ta thường nóng tính hoặc cả 2 phía không tìm được tiếng nói chung nên mất bình tĩnh. 

Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng, không phải vì là nạn nhân trong chuyện tình cảm mà chúng ta được pháp luật khoan hồng. Bởi luật quy định, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 nghìn đồng – 300 nghìn đồng.

Bên cạnh đó, những hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác với mức phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ đến 3 năm, nặng hơn thì sẽ bị tù giam tối đa 2 năm.

Tuyệt đối không đánh nhau, gây thương tích cho đối phương

Văn minh và cao tay, chẳng cần đánh ghen cắt tóc vẫn trị được "tiểu tam"!

Đánh ghen cắt tóc, xé đồ, lột quần áo… đều là những hành vi bị truy tố pháp luật về tội cố ý gây thương tích. Sử dụng hành động gây thương tích sẽ bị phạt nặng, cụ thể là phạt từ 2-3 triệu đồng. Nếu cả hai bên đánh nhau thì mức phạt sẽ là 500 nghìn đồng – 1 triệu đồng.

Tuy nhiên nếu mức độ thương tổn của đối phương từ 11% – 30% hoặc dưới 11% nhưng dùng axit, đánh ghen cắt tóc hoặc đánh ghen khi đối phương đang mang thai thì sẽ bị truy tố với mức phạt là cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.

Khởi kiện đối phương

Những hành vi lăng mạ, chửi bới, xúc phạm nhân phẩm, đánh ghen cắt tóc, nắm tóc, lột áo, gây thương tích đều được quy định xử phạt và lưu trữ trong hồ sơ công dân của từng người. Tuy nhiên, khởi kiện đối phương là hành động được cho phép, tóm gọn “phường phản bội” mà vẫn có lợi cho bản thân.

Văn minh và cao tay, chẳng cần đánh ghen cắt tóc vẫn trị được "tiểu tam"!

Trước tiên, hãy theo dõi để thu thập chứng cứ ngoại tình của người “bạn đời” của mình với kẻ thứ 3. Sau đó tiến hành tố cáo đến các cơ quan quan chức năng như công an hoặc UBND cấp phường xã. Nếu không đủ can đảm để thấy cảnh chồng/vợ mình đang ngoại tình với nhau, có thể nhờ tới cơ quan Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận sự việc theo quy định của pháp luật.

Tất nhiên, người đại diện của cơ quan này không có quyền trực tiếp vào phòng của đối phương và người thứ 3 nhưng họ có quyền ghi nhận trong khoảng thời gian đó, 2 người đi đâu, làm gì, sống chung như thế nào… Vi bằng mà Thừa phát lại lập có giá trị pháp lý khi tranh tụng trước tòa và làm bằng chứng khi tiến hành tố cáo.

Sau khi nắm trong tay bằng chứng ngoại tình do tự thu thập hoặc nhờ cơ quan Thừa phát lại thu thập, bạn có thể tố cáo đến cơ quan công an hoặc UBND phường xã. Không cần phải đánh ghen cắt tóc hay làm các hành động tổn hại đối phương để mình phải rơi vào vòng lao lý. Bạn hoàn toàn có thể nhờ đến sự trợ giúp của pháp luật.

Theo đó, người vợ/chồng ngoại tình sẽ bị phạt hành chính từ 3 triệu -5 triệu đồng. Nếu đã xử phạt tiền mà còn vi phạm hoặc làm cho quan hệ hôn nhân của một trong hai bên dẫn đến ly hôn thì có thể xử lý hình sự về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng, mức phạt từ cảnh cáo đến phạt tù 01 năm. 

Có thể mức phạt này không đáng với những tổn thương mà người bị phản bội phải nếm trải nhưng đừng vì một người không xứng đáng mà đánh ghen cắt tóc hay làm bất kỳ hành động nào khiến bản thân phạm tội và lưu giữ tiền án trong hồ sơ công dân. Tương lai của chúng ta và con cái đáng giá hơn những nóng giận tức thời này. Vậy nên, hãy khiến tất cả phải trả giá đúng pháp luật nhé!  

Bài viết liên quan