Mẹ&Con - Dù sinh mổ hay sinh thường thì vài ngày hay vài tuần sau khi sinh, các mẹ đều có thể bị rụng tóc, nám da, mồ hôi đêm… Dưới đây là những vấn đề mà các mẹ thường gặp trong thời kỳ hậu sản. Sản phụ cần chú ý hết sức với những dấu hiệu nhiễm trùng sau sinh Lưu ý sức khỏe sau sinh Giảm cân sau sinh

Rụng tóc

Hơn 90% phụ nữ sau khi sinh bị rụng tóc và tình trạng này kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Tóc rụng nhiều nhất ở phần đỉnh đầu nhưng nhìn chung, sau khi sinh, toàn bộ mái tóc của bạn rất yếu và nhờn.

van-de-kho-chiu-ma-cac-san-phu-phai-chiu-dung

Nguyên nhân rụng tóc sau sinh là do thay đổi nội tiết, do rối loạn tâm lý hoặc do thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngoài ra, một số yếu tố khác như dùng chất tẩy rửa quá mạnh, gội đầu quá thường xuyên, nấm da đầu… cũng khiến tóc bạn bị rụng.
Để điều trị rụng tóc hiệu quả, điều quan trọng nhất là xác định đúng nguyên nhân. Mẹ có thể đi khám để xác định đúng vấn đề mà mình đang gặp.

Đổ mồ hôi đêm                  

Giai đoạn đầu sau sinh, chức năng bài tiết của sản phụ hoạt động mạnh khiến cơ thể mẹ tiết ra một lượng lớn mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm. Khắc phục tình trạng này sản phụ nên tắm gội sớm sau sinh bằng nước ấm, ở nơi kín gió, thay quần áo ngay nếu bị thấm mồ hôi quá nhiều để tránh bị nhiễm lạnh dẫn đến đau khớp, cảm cúm… 

Đau núm vú

Sau khi sinh đa phần các sản phụ thường gặp chính là đau nhức đầu ti. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vị trí nằm không đúng của trẻ trong lúc bú.

van-de-kho-chiu-ma-cac-san-phu-phai-chiu-dung

Để hạn chế tối đa việc đau đầu ti là mẹ nên cố gắng đặt miệng bé đối xứng với núm vú, khi bé đã ở đúng tư thế thì cằm và mũi bé phải chạm được vào ngực mẹ. Nếu trường hợp bé bú chuẩn mà mẹ vẫn cảm giác đau núm vú thì rất có thể do núm vú của mẹ bị khô, nếu núm vú có dấu hiệu nứt ra và chảy máu, mẹ phải lập tức đến gặp bác sỹ để có phương pháp khắc phục cơn đau.

Đau lưng liên tục

tình trạng đau lưng sau sinh là triệu chứng rất bình thường, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của chị em phụ nữ.

Những nguyên nhân chính khiến mẹ bị đau lưng sau khi sinh là do mẹ tiêu tốn nhiều năng lượng, cơ thể chưa được phục hồi, dây chằng sinh lý bị giãn, vận động sau sinh. Sản phụ nên dành thời gian cho việc đi bộ, ngồi thẳng lưng khi cho con bú, không nên nâng những vật nặng hơn em bé trong 8 tuần đầu tiên sau sinh, thường xuyên massage, tập thể dục…

Tình trạng nám da

Nám da, tàn nhang là do sự gia tăng hắc sắc tố Melanin ở da, tạo nên các đốm đen hoặc nâu, thường xuất hiện trên gò má, trán. Nám da thường xuất hiện đối với phụ nữ sau sinh.

van-de-kho-chiu-ma-cac-san-phu-phai-chiu-dung

Khắc phục tình trạng nám da đòi hỏi kết hợp rất nhiều yếu tố: phòng ngừa từ bên ngoài và cải thiện từ bên trong. Bạn nên thường xuyên tập thể dục, ăn nhiều rau củ quả, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, có thể kết hợp sử dụng các loại mặt nạ như mặt nạ lòng đỏ trứng gà, cà chua…

Xì hơi, ợ hơi

Đó thật là một cảm giác ngại ngùng, xấu hổ mà các bà bầu gặp phải khi không may xì hơi trước đám đông. Thậm chí có những bà bầu có thể cứ 5 phút xì hơi một lần mà không kiểm soát được tình trạng này.

Nguyên nhân là do khi mang thai hệ tiêu hoá của thai phụ sẽ hoạt động chậm hơn bình thường, những vi khuẩn trong ruột có nhiều thời gian để tiêu hoá và men tiêu hoá cũng tạo nên nhiều hơi khí trong ruột hơn. Ngoài ra nếu chế độ ăn uống hàng ngày lại có nhiều thực phẩm dễ gây đầy hơi thì việc xì hơi cũng là điều dễ hiểu. Dể giảm triệu chứng này nên ăn kỹ, ăn nhiều loại trái cây có lợi cho sức khỏe.

 

 

Tags:

Bài viết liên quan