Mẹ và Con - Quan hệ tình dục bằng miệng có thể dẫn đến ung thư vòm họng, thực hư thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Khi nhắc đến tình dục an toàn, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: “Quan hệ bằng miệng có gây ung thư vòm họng không?”. Thật hư việc này thế nào? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé!

Quan hệ tình dục bằng miệng là gì?

Quan hệ tình dục bằng miệng (oral sex) là một hành động thường được thực hiện trong màn dạo đầu khi “yêu”. Chúng ta có thể sử dụng miệng để kích thích, khơi gợi hứng thú của đối phương. Nhiều người cho rằng, việc quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng.

Mối liên hệ giữa quan hệ tình dục bằng miệng và ung thư vòm họng

Quan hệ tình dục bằng miệng không trực tiếp gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên, việc “yêu” bằng miệng có thể lây lan virus HPV một cách nhanh chóng. Loại virus này có thể gây ra những thay đổi trong các tế bào của cơ thể, đặc biệt là những tế bào ở họng, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư vòm họng về sau.

Các thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị ung thư vòm họng nhiễm virus HPV lên đến 35%. Và virsu HPV lây lan chủ yếu do quan hệ tình dục bằng miệng. Vì thế, tuy quan hệ tình dục bằng miệng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến ung thư vòm họng nhưng lại được xem là yếu tố đặc biệt nguy hiểm dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, cơ thể con người có cơ chế đào thải tự nhiên và có khả năng loại bỏ virus HVP lên đến 90% trong vòng 2 năm. Do đó, không phải ai có hoạt động quan hệ tình dục bằng miệng cũng đối diện với căn bệnh ung thư này.

Mối liên hệ giữa quan hệ tình dục bằng miệng và ung thư vòm họng

Và bên cạnh ung thư vòm họng, oral sex còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs) như:

  • Mụn rộp sinh dục
  • Giang mai
  • Chlamydia
  • ….

Triệu chứng ung thư vòm họng

Tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng lên đến 12%. So với các bệnh ung thư khác thì đây là một tỷ lệ tương đối cao. Và đáng buồn hơn, trong số những bệnh nhân mắc bệnh ung thư vòm họng, có đến 70% người bệnh chỉ phát hiện ở giai đoạn cuối. Do đó, việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Việc phát hiện những triệu chứng bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu vô cùng quan trọng, giúp quá trình điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn. Các triệu chứng thường gặp ở người bệnh mắc ung thư vòm họng bao gồm:

  • Đau họng kéo dài (thường trên một tuần), uống thuốc không hiệu quả, không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Bị ngạt mũi, tắc mũi kéo dài
  • Khó thở, khó nói, thường xuyên chảy máu cam
  • Khó nghe
  • Vòm họng nổi hạch bất thường kèm theo triệu chứng đau nửa đầu
  • Khó mở miệng
  • Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
  • Giảm thính lực, ù tai (đặc biệt là chỉ ở một bên tai)
  • Nhiễm trùng tai tái phát
  • Đau hoặc tê mặt

triệu chứng ung thư vòm họng

Phòng ngừa ung thư vòm họng

Để giảm nguy cơ nhiễm virus HPV gây nên ung thư vòm họng, mọi người nên tiêm chủng vaccine HVP, chẳng hạn như vaccine Gardasil 9. Việc tiêm phòng vaccine sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi nguy cơ nhiễm virus cao hơn.

Ngoài ra, nhiều người cho rằng quan hệ tình dục bằng miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng nên tốt nhất hãy nói không với oral sex. Tuy nhiên, trên thực tế ung thư vòm họng xuất phát do nhiều yếu tố, ngoài sinh hoạt tình dục không lành mạnh thì còn có dinh dưỡng, lối sống, hút thuốc lá thường xuyên,… Với nhiều người, quan hệ tình dục bằng miệng là một cách đổi gió cho cuộc “yêu” thêm phần thú vị. Vì thế, bạn không nhất thiết phải hoàn toàn không oral sex mà thay vào đó, khi quan hệ, nên sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su hay màng chắn miệng sinh học. Điều này không chỉ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng mà còn hạn chế được khả năng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý giữ lối sống và sinh hoạt lành mạnh, cai thuốc lá, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh (không uống rượu bia và các đồ uống có cồn, hạn chế các loại đồ uống có gas, không ăn thức ăn quá mặn và tránh cả những món ăn quá nóng hay quá lạnh). Để phòng tránh ung thư vòm họng thì cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tốt nhất nên dành 30 phút mỗi ngày để vận động, luyện tập.

Ngoài ra, sau khi quan hệ tình dục, bạn và đối phương nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nguy cơ gây bệnh nếu có, từ đó giúp bác sĩ có thể đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả nhất nhằm phòng tránh được bệnh ung thư vòm họng.

Điều trị ung thư vòm họng như thế nào?

Tùy theo từng giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp điều trị khác nhau. Trong đó, hóa trị và xạ trị là hai biện pháp phổ biến nhất đối với người mắc các bệnh lý ung thư. Trong trường hợp người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối thì việc điều trị chỉ mang ý nghĩa giảm đau đớn, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Do đó, quan trọng vẫn phải là phòng ngừa bệnh cũng như sớm nhận biết các dấu hiệu bệnh ở giai đoạn đầu tiên.

bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối

Nhìn chung, quan hệ tình dục bằng miệng không gây ung thư vòm họng nhưng làm tăng yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Do đó, tốt nhất nên sử dụng các biệ pháp an toàn khi quan hệ bạn nhé!

Bài viết liên quan