Có thể nói, ngày càng có nhiều phụ huynh đang lạm dụng điện thoại di động để dụ trẻ ăn, hoặc dỗ trẻ khi quấy khóc mà không ngờ rằng, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng trẻ em nghiện điện thoại ngày càng nghiêm trọng.
Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu về nguyên nhân khiến trẻ em nghiện điện thoại và cách bố mẹ cần làm để giúp các bé “cai nghiện” thành công nhé!
Có thể mẹ quan tâm: 5 cách cai nghiện điện thoại hiệu quả
Hậu quả của việc trẻ em nghiện điện thoại
Các chuyên gia tâm lý học đến từ Mỹ đã kỳ công tiến hành hàng loạt các nghiên cứu trong suốt 10 năm về những ảnh hưởng của điện thoại di động đối với sự phát triển của trẻ em.
Theo đó, các chuyên gia đã chọn ra 100 đứa trẻ và bắt đầu chia thành hai nhóm. Nhóm đầu tiên là nhóm hạn chế hoặc không tiếp xúc với điện thoại di động; nhóm thứ hai là nhóm thường xuyên tiếp xúc với thiết bị di động.
Và kết quả cuối cùng đã cho thấy rằng, phần lớn nhóm trẻ em thứ nhất đều được nhận vào trường đại học mà các em mong muốn, trong khi đó nhóm trẻ thứ hai chỉ có vỏn vẹn hai hai người trúng tuyển vào học đại học.
Bên cạnh đó, cũng có một nghiên cứu gần đây nhất của các chuyên gia tâm lý đến từ ngôi trường Đại học Northwestern danh giá của Mỹ cũng đã tuyên bố rằng, những trẻ em dành thời gian để sử dụng và tập trung vào điện thoại di động từ 68 phút trở nên mỗi ngày sẽ có nhiều nguy cơ mắc phải căn bệnh trầm cảm.
Mà nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các bé chỉ dành sự chú ý cho thiết bị di động, mà bỏ quên thế giới cũng như các mối quan hệ xung quanh, dẫn đến hạn chế việc giao tiếp, khả năng trò chuyện và chia sẻ của những đứa trẻ này khá yếu, khiến chúng gặp nhiều vấn đề về tâm lý và trầm cảm là một trong số đó.
Không chỉ vậy, việc trẻ em nghiện điện thoại, sử dụng điện thoại xuyên suốt trong một thời gian dài liên tục sẽ rất dễ bị rơi vào những trạng thái cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần cũng như sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Xem thêm: 3 cách dạy trẻ kiểm soát cảm xúc tiêu cực hiệu quả
Cụ thể, việc trẻ em nghiện điện thoại sẽ gây ra tình trạng suy giảm thị lực, khiến ngày càng có đông đảo trẻ em gặp phải các vấn đề về mắt ngay từ khi còn nhỏ; không chỉ vậy, việc trẻ em nghiện điện thoại cũng gây ra những như ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ mà bố mẹ không thể coi thường.
Đặc biệt, một trong những hậu quả nặng nề khác có thể xảy đến với những trẻ em nghiện điện thoại chính là khiến chúng trở nên thiếu chú ý, gây ra những rối loạn tăng động ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trưởng thành của trẻ trong tương lai.
Làm gì khi trẻ em nghiện điện thoại smartphone?
Có thể nói, tác hại của việc trẻ em nghiện điện thoại là quá lớn và quá rõ ràng. Các ông bố bà mẹ có lẽ đều ít nhiều biết được những tác hại ấy sẽ ảnh hưởng ra sao đến sự phát triển của bé trong tương lai, thế nhưng trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay, vẫn còn rất nhiều các ông bố bà mẹ vẫn không thể hoặc chưa thể cấm trẻ em sử dụng một cách thô bạo? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này đến từ đâu?
Hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu thông qua những kết luận của một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ mang tên Rudolph Drex nhé!
Theo đó, nhà tâm lý học trẻ em đến từ xứ sở cờ hoa Mỹ Rudolph Drex đã đề cập trong trong cuốn sách về đề tài tâm lý trẻ em mang tên Kids: Challenge của mình rằng, bất cứ khi nào các ông bố bà mẹ ra lệnh hoặc có động thái ép buộc hoặc can thiệp mạnh mẽ vào việc trẻ tuân theo một điều gì đó, có thể sẽ dẫn đến một cuộc chiến quyền lực gây ảnh hưởng đến tâm lý của các bé, cũng như cản trở quá trình nuôi dạy con cái sau này.
Cụ thể, khi các ông bố bà mẹ một mực kiên quyết cấm các thiên thần nhỏ sử dụng điện thoại di động, có thể sẽ xảy ra tình trạng tranh chấp quyền lực được phép, hoặc không được phép hơn là sự cám dỗ mà thiết bị di động thông minh có thể mang lại. Theo đó, tại thời điểm bị bố mẹ bắt ép không được sử dụng điện thoại di động, các bé thường có xu hướng sẽ không có nhu cầu hoặc mong muốn nhượng bộ trước sự kiểm soát gắt gao của bố mẹ.
Và theo hiệu ứng trái cấm đã có từ lâu trong tâm lý học cho biết, khi một thứ gì đó bị cấm đoán, kiểm soát gắt gao, nguy hiểm và không thể tiếp cận hoặc khó khăn… sẽ càng có sức hấp dẫn với người khác hơn, đặc biệt là trẻ nhỏ so với những điều quá dễ dàng để có được hoặc chắc chắn có được chúng. Trong trường hợp này, việc cấm đoán đối với trẻ em nghiện điện thoại đôi khi không phải là cách hay.
Chính vì lý luận này, nhà tâm lý học người Mỹ kiêm tác giả sách Rudolph Drex đã đưa ra kết luận rằng, điều thực sự có hại cho trẻ em nghiện điện thoại không phải là điện thoại di động mà lại chính là mối quan hệ yếu kém giữa phụ huynh và con cái. Lúc này, bố mẹ phải thực sự sáng suốt để vừa giúp con cai nghiện điện thoại, vừa không khiến trẻ cảm thấy bản thân bị can thiệp một cách thô bạo để dẫn đến việc phản ứng ngược.
Có nên đổ lỗi tất cả cho điện thoại ?
Trên một trang hỏi đáp Zhihu của Trung Quốc, đã có một quan điểm khiến các ông bố bà mẹ phải suy nghĩ. Câu hỏi đó có nội dung như sau: Bạn nghĩ như thế nào về quan điểm: Cho trẻ điện thoại di động là phá hủy cuộc sống của chúng?
Và dưới đây là câu trả lời của một vị phụ huynh, và câu trả lời này đã nhận được rất nhiều sự đồng tình, ủng hộ từ các ông bố bà mẹ khác tại quốc gia này. Ông bố này chia sẻ, 30 năm trước, mọi người vẫn tin rằng, các show diễn của thần tượng nhạc pop sẽ có thể phá hủy tương lai của thế hệ trẻ. 20 năm trước, nhiều người cũng tin rằng, những chương trình truyền hình sẽ có khả năng phá hủy thế hệ tiếp theo.
Và cách đây 10 năm trước, xã hội đã từng khẳng định rằng, thế hệ trẻ có ngày bị bị hủy hoại bởi mang Internet. Đến thời điểm hiện nay, thiết bị di động cùng những ứng dụng điện tử hiện đại bắt đầu bị quy kết là tội đồ tiếp theo dẫn đến những hệ lụy cho thế hệ trẻ sau này”.
Tiếp tục câu trả lời của mình, ông bố này đã đi đến một khẳng định rằng, lịch sử phát triển con người trong suốt hàng trăm, hàng chục năm qua đã chứng minh rằng, sẽ không có thế lực nào có đủ sức mạnh để có thể phá hủy thế hệ trẻ ngoại trừ thế hệ trước.
Lúc này, công nghệ và sự tiến hóa của nó là vô tội. Trên thực tế, những gì đang thực sự phá hủy sự phát triển của thế hệ trẻ chính là sự thờ ơ, cũng như phương pháp giáo dục nhiều sai lầm của các bậc làm cha làm mẹ ngày nay.
Trước đây, Trung tâm Thanh thiếu niên của Trung Quốc đã từng thực hiện một công trình nghiên cứu và chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa phụ huynh và các con sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc trẻ em nghiện điện thoại, nghiện game. Theo đó, đối với những gia đình mà có mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái kém hơn, sẽ khiến tỷ lệ trẻ em nghiện điện thoại và game trực tuyến nhiều hơn.
Là một ông bố bà mẹ, chúng ta hãy suy nghĩ về cách mà nhiều đứa trẻ bắt đầu tiếp xúc với điện thoại di động. Đó có thể là những khi em bé quấy khóc, lúc này bố mẹ sẽ thường dỗ dành các con rằng “nào, nín đi, mẹ sẽ cho con xem phim hoạt hình”, hay “nào, đừng khóc nữa, mẹ sẽ đưa điện thoại cho con bấm nhé”…
Khi mà các bậc phụ huynh quá bận rộn vì công việc, cuộc sống và không có thời gian, hoặc không muốn chơi cùng các bé thì sẽ xuất hiện điệp khúc quen thuộc như: “hôm nay ba, mẹ mệt rồi, con tự cầm lấy điện thoại và ra ngoài chơi ngoan nhé”. Bạn có thấy những câu này quen thuộc không?
Liệu bạn đã từng như thế đối với các thiên thần nhỏ của mình? Và bạn có biết, đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến trẻ em nghiện điện thoại, cũng như ngày càng phụ thuộc vào thiết bị thông minh này?
Trên thực tế, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khi vòng quay công việc ngày càng chiếm nhiều thời gian của chúng ta, có thể ít những bậc phụ huynh như thế. Họ không muốn, hoặc không thể dành nhiều thời gian cũng như năng lượng để vui chơi cùng các con của mình.
Đối với nhiều ông bố bà mẹ, thậm chí còn xem điện thoại di động như một cứu cánh, như một “vú em” của trẻ. Lúc này, dù đứa trẻ không thực sự chủ động lựa chọn chiếc điện thoại di động để làm bạn cùng, mà chính bố mẹ là người đã đẩy trẻ đến với điện thoại di động và khiến trẻ em nghiện điện thoại.
Vẫn còn rất nhiều bố mẹ tỏ ra không hiểu tại sao ngày càng có nhiều trẻ em nghiện điện thoại, ham mê các trò chơi điện tử trên các điện thoại di động thông minh nhiều đến như vậy. Trên thực tế, những gì diễn ra ra trong thế giới ảo đầy màu sắc có sức hút vô cùng mạnh mẽ với trẻ nhỏ và biết cách làm hài lòng các cô cậu nhỏ tuổi. Ví dụ như, khi lũ trẻ chơi trò chơi, thông thường thì chúng sẽ có thể dễ dàng nhận được những phần thưởng hấp dẫn khi vượt qua các độ khó khác nhau của trò chơi đó.
Trong khi đó, đối với không ít các ông bố bà mẹ sẽ chẳng có phần thưởng hay thậm chí là lời động viên nào đối với con cái khi chúng làm đúng, hay làm tốt một điều gì đó. Một trò chơi điện tử, nếu các bé chơi bị thất bại cũng có thể chơi lại được, nhưng ở ngoài đời thục, có không ít bố mẹ chỉ biết mắng mỏ và dùng nhiều cách để trừng phạt nếu như trẻ mắc lỗi, dù nhỏ.
Nghiên cứu của Đại học Northwestern đến từ Mỹ đã khẳng định rằng, thiếu nhi vốn sinh ra không phải đã nghiện điện thoại di động. Thế nhưng, do ở trong cuộc sống thực các bé không nhận được đầy đủ sự quan tâm và yêu thương từ bố mẹ, nên chúng mới có xu hướng sẽ vùi đầu vào thế giới ảo để tìm kiếm sự thoải mái và từ đó dẫn đến việc ngày càng nhiều trẻ em nghiện điện thoại.
Bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ em nghiện điện thoại ?
Theo đề xuất mới đây đến từ Học viện Nhi khoa Mỹ, đối với những trẻ dưới 18 tháng tuổi, bố mẹ nên tuyệt đối không nên để trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử. Đối với những trẻ em ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi, chỉ nên tiếp xúc thiết bị điện tử trong hạn mức thời gian không quá một tiếng mỗi ngày.
Bên cạnh đó, thay vì để các bé lén lút sử dụng điện thoại di động, thì bố mẹ nên cho trẻ được phép thoải mái sử dụng di động, nhưng dưới sự quan sát và quản lý chặt chẽ từ bố mẹ.
Giúp trẻ em nghiện điện thoại “cai nghiện” bằng cách thiết lập các quy tắc
Trẻ em có quyền sử dụng điện thoại di động, nhưng lúc này bố mẹ có quyền giám sát và kiểm tra.
Bố mẹ nên thực hiện đàm phán với con nhỏ về thời gian và địa điểm được phép sử dụng điện thoại như, trẻ nhỏ không được phép sử dụng di động quá 1-2 giờ mỗi ngày. Trẻ em không được phép mang điện thoại tới trường vào ban ngày, và không mang vào phòng ngủ vào buổi tối.
Đối với nội dung mà các bé xem, chơi trên điện thoại di động bố mẹ cũng nên quan sát kỹ lưỡng. Cụ thể, không được để trẻ kết bạn trực tuyến với người lạ; không cho phép trẻ xem những trang tin người lớn, bạo lực; không được quay, chụp những nội dung không phù hợp với lứa tuổi.
Bố mẹ hãy cố gắng trao đổi với trẻ nhỏ bằng cách tạo ra nội quy mà các con phải tuân thủ nếu muốn được phép sử dụng điện thoại di động. Bố mẹ có thể đưa ra các quy định cho con được phép dùng điện thoại trong vòng một tiếng mỗi ngày, với điều kiện các con phải làm xong bài tập về nhà. Nếu sử dụng hết thời gian đó, bố mẹ sẽ thu lại điện thoại. Bố mẹ cũng nên tập luyện cho con nhỏ thói quen không nên sử dụng điện thoại trong giờ ăn, giờ học hay trong phòng tối…
Giám sát hoạt động của trẻ em nghiện điện thoại trên thiết bị điện tử
Phần lớn điện thoại di động của chúng ta đều có thể thiết lập chế độ trẻ em. Bố mẹ lúc này không chỉ cài đặt thời gian sử dụng, mà còn có thể can thiệp vào việc lọc lại các trang web không phù hợp với trẻ, đảm bảo không gian mạng của trẻ luôn được an toàn.
Tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa
Đây cũng chính là cách giúp trẻ em nghiện điện thoại rời xa thế giới trực tuyến. Theo đó, bố mẹ nên cho các con đi chơi bên ngoài, tham gia các hoạt động thể chất, cũng như các lớp nâng cao kỹ năng để phát triển toàn diện cho con.
Và trên đây là những thông tin quan trọng và cần thiết mà bố mẹ nên biết khi phát hiện trẻ em nghiện điện thoại. Việc thấu hiểu nguyên nhân khiến trẻ em nghiện điện thoại, biết được sự nguy hiểm của việc nghiện điện thoại mang lại, bố mẹ sẽ chủ động hơn trong cách phòng ngừa cũng như giúp đỡ các con khi bé nghiện điện thoại.