1. Hạn chế chạm vào vết thương
Kéo da non là dấu hiệu cho thấy vết thương sắp lành, lúc này là lúc các đầu mút thần kinh bị mất đi khi bị thương sẽ được tái tạo, hợp chất histamin có sẵn trong dưỡng bào dưới da được tiết ra gây ra cảm giác ngứa ngáy chỗ vết thương đang lành. Cảm giác này truyền lên não và não lập tức ứng phó bằng cách ra lệnh cho tay gãi hoặc cọ xát vào chính nơi đang ngứa. Tuy nhiên để giúp miệng vết thương mau khô và không gây bong vảy khiến vết thương bị loét và lâu lành, các mẹ không nên gãi khi cảm thấy ngứa, thay vào đó để xoa dịu các mẹ chỉ nên xoa nhẹ vào vết thương hoặc thoa nghệ tươi lên vết thương để giảm cảm giác ngứa.
2. Giữ ẩm cho vết thương
Để giúp vết thương mau lành mà không để lại sẹo việc giữ ẩm cho vết thương là việc làm cần thiết, đối với các vết thương và các vết trầy xước lớn thì cần đặc biệt chú ý hơn nữa đến việc giữ ấm. Các mẹ có thể làm sạch vết thương bằng cách dùng một miếng gạc sạch và ẩm để lau vết thương hàng ngày, hoặc có thể bôi lớp kem kháng khuẩn mỏng lên vùng da bị thương. Nước không những giúp làm sạch vết thương ngăn ngừa nhiểm trùng mà sẽ giúp quá trình tái tạo làn da mới diễn ra thuận lợi hơn.
3. Massage vết thương với các sản phẩm chứa vitamin E
Vitamin E là thành phần phổ biến của các loại mỹ phẩm, vitamin E là hỗn hợp của tám hợp chất có tác dụng chống oxi hóa cao, do vậy ngoài việc mang lại nhiều công dụng như dưỡng ẩm làm sáng da, vitamin E còn giúp hạn chế sẹo rất hiệu quả.
Vitamin giúp miệng vết thương mau lành, các tế bào da non phát triển thuận lợi, hạn chế sự hình thành sẹo. Mỗi ngày bạn nên massage nhẹ nhàng vết thương đã liền miệng bằng dầu vitamin. Trước khi massage, nhẹ nhàng rửa sạch vết thương bằng nước dùng khăn sạch lau khô, sau đó cho một ít dầu vitamin E, nếu không bạn cũng có thể dùng kem dưỡng ẩm có vitamin E lên các đầu ngón tay. Để da có thể hấp thụ tốt bạn nên xoa nhẹ nhàng và từ từ theo hình thành tròn vòng quanh vết thương để ngăn ngừa sẹo.
4. Tránh ánh nắng
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ gây ra tình trạng mất nước đối với tế bào da ở vết thương mà còn gây biến đổi sắc tố. Làn da non mới tái tạo dưới tác động của ánh nắng có thể bị thâm nâu lại và giữ nguyên sắc tố này vĩnh viễn. Cần phải tích cực bảo vệ khi da bắt đầu tái tạo. Các mẹ nên băng kín vết thương bằng gạc sạch khi đi ra ngoài để hạn chế tối đa việc tiếp xúc với tia nắng. Trường hợp khi đi tắm biển, có thể thoa một lớp kem chống nắng để da đặc biệt là chỗ da non không bị thâm.
5. Nên để vết thương thông thoáng vào ban đêm
Bông, gạc có thể khiến vết thương lan rộng hơn khi bạn đang ngủ. Vào ban đêm, bạn nên tháo bông băng, vệ sinh và để vết thương thông thoáng. Điều đó giúp vùng da bị tổn thương nhanh hồi phục và ít có nguy cơ để lại sẹo.
Thực tế, bạn không thể tránh khỏi nguy cơ vết thương để lại sẹo. Các bác sĩ khuyên bạn chỉ nên vệ sinh vết thương sạch sẽ, để chúng phục hồi theo cách tự nhiên và áp dụng các mẹo trên để hạn chế những vết sẹo mất thẩm mỹ hình thành trên cơ thể.